Danh lam thắng cảnh Hà Nội – top 17 địa điểm lôi cuốn nhất của thủ đô Việt Nam

Sinh ra tại Hà Nội, mình yêu tất cả những gì thuộc về thành phố này. Không hiện đại như Sài Gòn, Hà Nội mang trong mình vẻ đẹp mộc mạc và cổ kính. Thực sự rất khó để có thể diễn tả vẻ đẹp của Hà Nội bằng lời. Nhưng bài viết sau đây, Vinaloka sẽ cố gắng truyền tải đến bạn một Hà Nội chân thực nhất.

Đôi nét về thủ đô Việt Nam và cư dân nơi đây

Hà Nội là thủ đô của Việt Nam. Kể từ khi mở rộng Hà Nội trở thành thành phố lớn nhất cả nước vượt qua Hồ Chí Minh. Trong khi Hồ Chí Minh đã bị tây hóa một phần bởi văn hóa Pháp trong thời kỳ thuộc địa ở miền Nam thì Hà Nội vẫn giữ nguyên được bản sắc truyền thống Việt và là địa điểm nổi tiếng tại Việt Nam. Điểm khác nhau cơ bản giữa Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là địa lý, khí hậu và văn hóa.

Miền Bắc có khí hậu cận nhiệt đới với mùa đông khô hạn. Ngày xưa, người miền Bắc thường phải làm việc chăm chỉ vào mùa mưa để tích trữ lương thực cho mùa đông. Hiện nay, với sự hội nhập của nền kinh tế, việc nhập khẩu lương thực, phân bổ đều cho các mùa đã dễ dàng hơn. Nhưng những sản phẩm nhập khẩu thường có mức giá khá đắt, chỉ phù hợp với người có thu nhập cao. Vì vậy, người Hà Nội luôn có kế hoạch chi tiêu tiết kiệm. Một vùng đất nổi tiếng khác ở xứ bắc cũng có đặc điểm khí hậu tương đồng và là địa điểm du lịch nổi tiếng là Tràng An (Ninh Bình).

Còn miền Nam Việt Nam có thời tiết dễ chịu quanh năm. Khí hậu nhiệt đới gió mùa khiến cho đất đai màu mỡ. Vì vậy, người dân nơi đây thuận lợi phát triển cây lương thực. Đặc biệt khu vực đồng bằng sông Cửu Long thu hoạch lúa 3 vụ trong một năm. Mọi người có cuộc sống đảm bảo và tinh thần lạc quan.  Họ sống phóng khoáng hơn.

Nhưng đó chỉ là những so sánh mang tính tương đối. Để hiểu hơn về Hà Nội, bạn hãy ghé thăm những địa điểm vô cùng nổi tiếng dưới đây. Và sau đó trải nghiệm cuộc sống thường ngày của người dân Thủ đô:

17 địa điểm nên ghé thăm khi tới Hà Nội

Top 1: Hồ Hoàn Kiếm

Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội
Tháp Rùa Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội

Hồ Hoàn Kiếm (tên gọi khác: Hồ Gươm) là địa điểm mà Vinaloka yêu thích nhất. Tên gọi Hồ Hoàn Kiếm có nghĩa là trả gươm. Tên gọi này gắn liền với một truyền thuyết lịch sử.

Truyền thuyết kể rằng vào thế kỷ 15, rùa vàng sinh sống tại hồ, bảo vệ một thanh kiếm thần. Rùa đã trao thanh kiếm cho người ngư dân nghèo tên Lê Lợi, vị anh hùng giải phóng dân tộc chống lại Trung Hoa. Sau chiến thắng, Lê Lợi đã quay lại hồ để trả gươm cho thần rùa. Kể từ đó, người ta gọi là Hồ Hoàn Kiếm. Để tỏ lòng biết ơn, người dân đã lập Tháp Rùa 3 tầng ngay trung tâm hồ, một di tích của Hà Nội.

Thời gian trước, sống ở Hồ Hoàn Kiếm là bốn con rùa thuộc loài Rafetus Leloii, nhưng tất cả đều đã chết. Một con được lưu giữ ở Đền Ngọc Sơn, một con khác thì ở Bảo Tàng Hà Nội. Một con rùa không may bị bắt giết thịt trong khoảng thời gian 1962-1963. Con rùa còn lại duy nhất trong hồ cũng đã chết vào 19.1.2016.

Là người Hà Nội, Vinaloka dành phần lớn thời gian tại đây mỗi khi rảnh rỗi. Vẻ đẹp của Hồ Gươm khiến bất kỳ ai cũng phải say lòng. Hồ Gươm nổi tiếng nhất Hà Nội và là nơi có vị trí kết nối 36 khu phố cổ với khu phố phía Tây do người Pháp quy hoạch.

Quanh hồ có rất nhiều địa điểm tham quan. Bạn có thể ngồi trong quán café hay nhà hàng hoặc ngồi trên ghế đá bên hồ thư giãn. Tản bộ quanh hồ cũng là một trải nghiệm thú vị

Top 2: Phố đi bộ Hà Nội vào cuối tuần

Vào cuối tuần, ngày lễ và những dịp đặc biệt, một số khu phố cổ quanh khu vực Hồ Hoàn Kiếm trở thành phố đi bộ. Tất cả các con đường được đánh dấu màu đỏ trong bản đồ bên dưới là đường cấm phương tiện ô tô và xe máy. Các biểu tượng wifi màu xanh lá cây thể hiện khu vực có kết nối internet miễn phí. Toàn bộ khu vực phố đi bộ và các di tích lịch sử được chiếu sáng. Thành phố nổi bật với nhiều sắc màu và là nơi lý tưởng dành cho các nhiếp ảnh gia.

 Bản đồ cho thấy phố đi bộ nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội
Bản đồ cho thấy phố đi bộ nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội

Giờ mở cửa phố đi bộ

  • Ngày 1-9 đến 30-4: Mở cửa từ 19h thứ sáu đến 24h chủ nhật
  • Ngày 1-5 đến 31-8: Mở cửa các ngày thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật từ 18h đến 2h.

Thời gian mở cửa vào mùa hè rút ngắn hơn vì nhiệt độ nóng, ban ngày rất ít người đi bộ.

Vinaloka yêu phố đi bộ Hà Nội. Tại đây, bạn sẽ thấy rất nhiều hoạt động sôi nổi của các nhạc sỹ, ca sĩ, vũ công cùng nhiều trò chơi miễn phí cho trẻ em như: gốm, sơn thạch cao, lái xe điện, trượt ván…. Rất nhiều bạn thanh niên và các chú bác trung tuổi cũng hào hứng tham gia trò chơi dân gian như: kéo co, đá cầu, ô ăn quan.

Top 3: Phố cổ Hà Nội – trung tâm thủ đô Việt Nam

Hà Nội, phố cổ Việt Nam
Hà Nội, phố cổ Việt Nam

Phố Cổ chính là nhịp đập của Hà Nội. Nơi đây không chỉ tập trung rất nhiều hoạt động kinh doanh mà còn mang ý nghĩa về văn hóa. Nhiều người Việt cho rằng Phố Cổ gắn liền với tên gọi Hà Nội 36 phố phường. Tuy nhiên cách gọi này không được chính xác. Để thêm thông tin chi tiết về điều này, bạn có thể tìm thấy trong bài viết về phố cổ Hà Nội. Với những du khách tới Phố Cổ lần đầu, sự choáng ngợp và bất ngờ chính là những cảm nhận đầu tiên.

Kiến trúc phố cổ Hà Nội

Kiến trúc của Phố Cổ mang nét điển hình cho những ngôi nhà ở Hà Nội. Đó là kiểu nhà hẹp, cao chót vót. Điều này được lý giải do thuế tài sản tại trung tâm Hà Nội khá đắt đỏ, người dân Việt Nam chỉ mua mảnh đất nhỏ để tiết kiệm thuế tài sản. Từ đó, họ phải xây cao lên để tăng không gian sống.

Cửa hàng, đường phố và ngõ hẻm của khu phố cổ Hà Nội

Nổi bật tại khu Phố Cổ Hà Nội là các con phố được mang tên một loại hàng hóa. Trước đây, chính phủ đưa ra quy định các loại hàng hóa sẽ được bán tại những con đường có mang tên loại hàng đó. Vì vậy, giày sẽ được bán ở Hàng Giày, bạc bán ở Hàng Bạc,… Tới nay, quy định này không còn nữa. Nhưng qua nhiều thế hệ truyền lại, một số khu phố vẫn giữ nguyên mặt hàng truyền thống.

Hiện nay, phố cổ có sự thay đổi với sự hiện diện của rất nhiều quán ăn vỉa hè, quán café, nhà hàng, khách sạn và cửa hàng lưu niệm.

Top 4: Đường tàu hỏa Hà Nội

 Đường tàu hỏa Hà Nội
Đường tàu hỏa Hà Nội

Một trong những điểm nổi bật nhất của Hà Nội là đoạn đường sắt chạy qua phố cổ. Những ngôi nhà ở đây cách đường ray chưa đến 1m. Mỗi ngày có 2 chuyến tàu chạy qua. Những lúc tàu chưa chạy qua, đường ray trở thành nơi treo quần áo, nấu ăn, chơi đùa, chụp ảnh và làm nhiều hoạt động khác. Ngay cả với người Việt, đường sắt là điều khá thú vị, hấp dẫn.

Top 5: Chợ đêm Hà Nội

Tại Hà Nội, chợ đêm mở cửa vào dịp cuối tuần (thứ sáu đến chủ nhật) từ 18h00 đến 23h00. Chợ bắt đầu từ quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục và kết thúc ở cổng chợ Đồng Xuân. Chợ bao gồm 3 con phố liền kề nhau: Hàng Đào, Hàng Ngang và Hàng Đường.

Chợ đêm Hà Nội
Chợ đêm Hà Nội

Dọc con đường chợ đêm dài gần 1km có khoảng 4000 cửa hàng. Nơi đây hội tụ rất nhiều mặt hàng từ quần áo, trang sức, quà lưu niệm đến các tác phẩm nghệ thuật Việt Nam. Các sự kiện văn hóa sẽ diễn ra tại các ngã tư. Trên vỉa hè là các món ăn đường phố hấp dẫn. Giá thành khá ưu ái. Nếu bạn biết cách mặc cả sẽ có thể mua được giá rẻ hơn.

Tại phố đi bộ của chợ, du khách đến rất đông gây tắc nghẽn, khó di chuyển. Đây cũng là cơ hội của kẻ trộm hành động vì vậy bạn nên cẩn thận với túi xách của mình.

Top 6: Khu phố Pháp ở Hà Nội

Thật ngạc nhiên khi Hà Nội từng là thủ phủ của xứ Đông Dương, thuộc địa Pháp. Công cuộc khai thác thuộc địa đã mang đến một Hà Nội hoàn toàn khác. Những ngôi nhà được phủ lớp sơn màu vàng mang kiến trúc người Pháp tạo nên một nét quyến rũ mới hoàn toàn khác với kiến trúc truyền thống người Việt.

Khu phố Pháp, Hà Nội
Khu phố Pháp, Hà Nội

Khu phố Pháp không thuộc phố đi bộ nên rất đông vào ban ngày. Vinaloka thích cảm giác đi bộ vào lúc 9h tối. Thời điểm này, rất nhiều cửa hàng đã đóng cửa và không hề có quán ăn vỉa hè. Ở đây, bạn được chiêm ngưỡng nhiều kiểu kiến trúc tòa nhà đẹp, hầu hết là nhà của đại sứ quán hoặc tòa nhà chính phủ. Gần với công viên LêNin là các biệt thự cổ được bảo tồn. Đi bộ ở đây vào ban ngày khá khó khăn nhưng bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của các con phố, cửa hàng sang trọng. Các công trình kiến trúc Pháp lớn bao gồm: Nhà Hát Lớn, Dinh Tổng Thống, Bảo tàng lịch sử quốc gia Việt Nam, Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam.

Tới khu vực này, bạn nên ghé thăm cửa hàng kem nổi tiếng nhất của Việt Nam: Kem Tràng Tiền Hà Nội (Địa chỉ: 35 Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Cửa hàng chỉ cách khu phố Pháp vài phút đi bộ. Cửa hàng kem ra đời vào năm 1958 và là món ăn ngon nổi tiếng cho đến ngày nay. Vinaloka rất thích món kem cốm, khoai môn – hương vị truyền thống, hơi ngọt và đặc biệt.

Lúc còn nhỏ, Vinaloka thích đến đường Đinh Lễ bởi ở đây có rất nhiều cửa hàng sách và kệ sách cũ. Vinaloka có thể dành thời gian hàng giờ tại đây. Quán café yêu thích của Vinaloka là Mayfair Café – với một số món ăn Pháp.

Top 7: Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh

 Lăng Chủ tịch tại Hà Nội Việt Nam
Lăng Chủ tịch tại Hà Nội Việt Nam

Tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại nơi đây.

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng ở giữa thủ đô, lấy cảm hứng truyền thống cộng sản từ ngôi mộ lớn của Lê Nin và Stalin ở Moscow. Thi hài chủ tịch được đặt trong hòm kính. Những người ghé thăm chỉ có thể đứng ở khoảng cách an toàn để quan sát. Lăng Chủ tịch là địa danh du lịch nổi tiếng tại Hà Nội, ở đây thường có hàng dài người xếp hàng để vào thăm. Nếu bạn đến sớm thì có thể sẽ mất ít thời gian chờ đợi hơn.

Ở phía Tây Bắc của Lăng là vườn thực vật được tạo ra vào năm 1890 theo kiểu kiến trúc Pháp.

Top 8: Chùa Một Cột Hà Nội

 Chùa Một Cột Hà Nội, Việt Nam
Chùa Một Cột Hà Nội, Việt Nam

Chùa Một Cột nằm sau Lăng Bác vài mét, là ngôi chùa cổ nhất Hà Nội. Chính kiến trúc độc đáo đã làm cho chùa trở thành biểu tượng của thành phố.

Theo truyền thuyết, vua Lý Thái Tông mơ thấy phật bà Quan Âm ngồi trong đài sen. Bà trao cho ông một đứa con trai. Ngay sau đó, ông sinh được người con trai, ông đã xây dựng ngôi chùa này theo kiến trúc một bông sen để tỏ lòng biết ơn.

Lúc đầu, ngôi chùa kết cấu bằng gỗ. Nhưng qua nhiều lần bị tàn phá bởi chiến tranh, chùa bị hư hỏng nặng. Năm 1954 chùa được trùng tu bởi trụ bê tông.

Top 9: Văn Miếu Hà Nội

Văn Miếu Hà Nội
Văn Miếu Hà Nội

Người Việt gọi miếu văn chương Hà Nội là Văn Miếu Quốc Tử Giám. Văn Miếu là niềm tự hào của thủ đô bởi nó tượng trưng cho sự hình thành của Việt Nam. Nơi đây được xây dựng vào năm 1070 để thờ bậc thánh sư của Nho giáo. Năm 1076 thành lập trường Quốc Tử Giám đại học đầu tiên Việt Nam tại khuôn viên của Văn Miếu.

Ban đầu, Văn Miếu chưa phải là một ngôi đền, không thờ tôn giáo, nó mang chức năng của một trường học chính của Việt Nam. Ở đây, các bậc tiến sĩ tài năng của đất nước được tôn thờ. Ngày nay, vẫn có rất nhiều học sinh và sinh viên đến Văn Miếu với mong muốn đỗ đạt trong kỳ thi. Tại đây đã diễn ra nhiều lễ tốt nghiệp của các bạn học sinh, sinh viên.

Lễ tốt nghiệp tại Văn Miếu Hà Nội Việt Nam
Lễ tốt nghiệp tại Văn Miếu Hà Nội Việt Nam

Top 10: Hoàng Thành Thăng Long Hà Nội

 Cột cờ của Hoàng Thành Việt Nam
Cột cờ của Hoàng Thành Việt Nam

Chỉ khoảng 1 km về phía bắc của Văn Miếu là Hoàng Thành Thăng Long với tháp cột cờ ấn tượng. Nơi này từng là kinh thành của nhiều triều đại nước Việt. Do đó nó trở thành trung tâm và thủ đô của Việt Nam.

Trải qua nhiều thời đại, Hoàng Thành đã trở thành bức tường thành bảo vệ vững chắc và là trung tâm chính trị của đất nước. Vì vậy, nơi đây trở thành biểu tượng của Hà Nội bên cạnh Văn Miếu.

Top 11: Nhà Hát Lớn Hà Nội

Nhà Hát Lớn Hà Nội là công trình kiến trúc của người Pháp để lại, được xây dựng theo hình mẫu nhà hát Opéra Garnier ở Paris. Công trình được khởi công xây dựng từ 1901 đến 1911. Các vở diễn Ý và Pháp được trình diễn đầu tiên ở đây. Đến khi Pháp rút lui, người Việt mới có thể biểu diễn nghệ thuật truyền thống của đất nước. Ngày nay, vở opera được biểu diễn trong các tiết mục quốc tế, có kết hợp nghệ thuật biểu diễn Việt Nam với âm nhạc Châu Âu. Nghệ thuật truyền thống hòa quyện với nghệ thuật nước ngoài mang lại những tác phẩm ấn tượng.

Nhà Hát Lớn Hà Nội
Nhà Hát Lớn Hà Nội

Top 12: Nhà Thờ Hà Nội

Nhà thờ Thánh Joseph tại Hà Nội
Nhà thờ Thánh Joseph tại Hà Nội

Ba nhà thờ chính của Hà Nội là: Nhà thờ chính tòa Thánh Joseph, Nhà thờ Giáo Xứ Cửa Bắc và Nhà thờ Giáo Xứ Hàm Long. Tất cả đều của giáo hội công giáo Roma.

Nhà thờ Chính Tòa Thánh Joseph

Nhà thờ Thánh Joseph được xây dựng theo kiểu kiến trúc Gothic tại trung tâm phố cổ Hà Nội và còn được gọi với tên là Nhà Thờ Lớn hay Nhà Thờ Chính Tòa. Nó được hoàn thành vào năm 1886 và được mở ngay sau đó. Những vết ố trên tường nhà thờ xuất hiện theo thời gian tạo nên sức cuốn hút đặc biệt.

Xung quanh nhà thờ có nhiều quán café, bar, nhà hàng và các cửa hàng ăn đường phố. Nhà thờ là nơi thu hút rất nhiều người Hà Nội. Họ thích tụ tập nơi đây để uống bia hoặc café và nhấm nháp hạt bí. Mặc dù nhà thờ chỉ mở cửa theo lịch riêng, nhưng chỉ cần chiêm ngưỡng vẻ bề ngoài đã đủ sức lôi cuốn.

Nhà thờ Giáo Xứ Cửa Bắc

Nhà thờ Cửa Bắc được xây dựng vào năm 1932 bởi kiến trúc sư, nhà khảo cổ học người Pháp Ernest Hébrard. Nhà thờ mang phong cách điển hình Á – Âu. Ông đã kết hợp kiến trúc chiết trung với kiến trúc truyền thống Việt Nam để xây dựng lên nhà thờ này.

Nhà thờ Giáo Xứ Hàm Long

Cùng với nhà thờ Thánh Joseph và nhà thờ Cửa Bắc, nhà thờ Giáo Xứ Hàm Long là một trong những nhà thờ quan trọng nhất của Hà Nội. Nhà thờ được xây dựng vào cuối thế kỷ 19 gần với đường Hàm Long phố cổ Hà Nội, sau được mang tên con đường này. Tại đây, bạn cũng sẽ tìm thấy ngôi chùa Hàm Long được xây dựng vào thế kỷ 11.

Top 13: Chùa Trấn Quốc Hà Nội

Chùa Trấn Quốc nằm bên Hồ Tây của Hà Nội
Chùa Trấn Quốc nằm bên Hồ Tây của Hà Nội

Ngắm hoàng hôn ở chùa Trấn Quốc là một trải nghiệm tuyệt vời. Từ trung tâm thành phố, bạn chỉ cần di chuyển một chút là đến với Hồ Tây.  Nơi đây thu hút rất đông người vào buổi tối bởi khung cảnh thơ mộng. Nhiều cặp đôi đến Hồ Tây để tận hưởng sự yên bình và hoàng hôn lãng mạn sau cuộc sống xô bồ.

Top 14: 18 bức họa trên phố Phùng Hưng Hà Nội

18 bức họa trên phố Phùng Hưng, Hà Nội
18 bức họa trên phố Phùng Hưng, Hà Nội

Với quyết tâm đưa nghệ thuật vào cuộc sống hàng ngày, nhóm họa sĩ Việt Nam và Hàn Quốc đã kết hợp để tạo ra 18 bức họa trên phố Phùng Hưng mô tả phố cổ Hà Nội. Các hình ảnh điển hình như: Phố Cổ, Giếng nước cùng rất nhiều hoạt động thường ngày của người dân Việt …

So với các tác phẩm nghệ thuật khảm gốm trên tường đê, đường Phùng Hưng được tô điểm hai bên bởi những tán lá lớn tuyệt đẹp. Nhiều quán ăn và quán trà đường phố theo phong cách xưa cũng xuất hiện ở đây. Phố bích họa Phùng Hưng trở thành trốn dừng chân không chỉ của du khách nước ngoài mà còn cả người Việt Nam.

Top 15: Bức tường gốm sứ Hà Nội

Bức tường gốm Hà Nội
Bức tường gốm Hà Nội

Với chiều dài 3,850m và diện tích khoảng 7.000m2, bức tường gốm sứ Hà Nội được coi là bức tranh gốm sứ lớn nhất thế giới. Tác phẩm nghệ thuật này được thiết kế và thực hiện bởi họa sĩ, nhà báo Nguyễn Thu Thủy. Tường gốm được tạo dựng từ năm 2007 và hoàn thành vào đúng dịp kỷ niệm 1000 năm Hà Nội.

Dọc theo bức tường gốm chúng ta có thể trải nghiệm qua nhiều thời kỳ khác nhau của lịch sử Việt Nam. Tác phẩm nghệ thuật được thực hiện trên một trong những con đường chính và xây dựng trên một con đập nên thường chịu tác động từ sự va chạm của các phương tiện cũng như thời thời tiết khắc nghiệt tại Hà Nội.

Top 16: Chợ Đồng Xuân Hà Nội

Chợ Đồng Xuân Hà Nội
Chợ Đồng Xuân Hà Nội

Chợ Đồng Xuân được hình thành do sự giải tỏa hai chợ trên một khu đất trống. Bên ngoài, chợ khá rộng rãi, quy củ, bên trong lại hoàn toàn khác biệt. Nó ồn ào và tấp nập. Bạn có thể nhìn thấy rất nhiều món đồ như: trang sức, quần áo, giày dép, phụ kiện,… Chúng có giá thành khá rẻ nếu bạn biết cách mặc cả. Nhiều dân buôn đến đây để lấy hàng và mang bán lẻ tại nơi khác.

Top 17: Con đường lãng mạn nhất Hà Nội – Phan Đình Phùng

Con đường lãng mạn nhất Hà Nội – Phan Đình Phùng
Con đường lãng mạn nhất Hà Nội – Phan Đình Phùng

Trước đây, Hà Nội có nhiều cây cổ thụ lớn. Thành phố đã từng rất tự hào rằng tất cả các mái nhà của Hà Nội đều được các tán cây khổng lồ che phủ. Nhưng không may vì nhiều lý do mà hơn 1000 cây cổ thụ bị chặt. Nhưng vẫn có 1 con đường phủ đầy cây xanh. Đó chính là Phan Đình Phùng.

Nếu bạn muốn thoát khỏi sự ồn ào, xô bồ mà vẫn muốn ở thành phố thì bạn hãy đến phố Phan Đình Phùng. Nơi đây có rất nhiều bóng cây khổng lồ mang đến tâm trạng yên bình níu kéo bạn ở lại.

Lễ hội âm nhạc nổi bật tại Hà Nội

Tinh hoa Bắc Bộ (Hà Nội)

Tinh hoa Bắc Bộ
Tinh hoa Bắc Bộ

“Tinh hoa Bắc Bộ” của Hà Nội là nét văn hóa độc đáo của Việt Nam. Các chương trình biểu diễn ngoài trời làm nổi bật nên quá khứ hào hùng của người Bắc. Các tiết mục có sự kết hợp truyền thuyết cổ xưa với lịch sử, truyền thống với hiện đại và hòa bình với chiến tranh.

Với nét tinh hoa này cho thấy Hà Nội xứng đáng là thủ đô của Việt Nam. Hà Nội cũng là thủ đô lâu đời nhất ở Đông Nam Á. Tinh hoa Bắc Bộ được thể hiện thông qua các yếu tố truyền thống của văn hóa người Việt trong các tiết mục theo cách sáng tạo và hiện đại.

Giữa sân khấu có một hồ nước lớn vô cùng đặc biệt. Nó giúp tạo ra hiệu ứng thị giác, kết hợp ánh sáng, công nghệ hiện đại, các câu truyện cổ tích được dựng lên vô cùng ấn tượng. Chương trình cuốn hút người xem từ đầu đến cuối. Đến với “tinh hoa Bắc Bộ” khán giả như vừa trải qua một cuộc hành trình khám phá độc đáo và đáng nhớ về đồng bằng sông Hồng – trái tim của miền Bắc Việt Nam.

Nhà hát múa rối nước Hà Nội

Nhà Hát múa rối nước Hà Nội
Nhà Hát múa rối nước Hà Nội

Đến với Nhà hát múa rối nước, các bạn sẽ được thưởng thức các tiết mục biểu diễn trong một hồ nước cùng với dàn nhạc. Các hồ nước này có thể là cái ao hoặc hồ. Múa rối nước là hình thức nghệ thuật được xuất hiện từ thế kỷ 11. Vào thế kỷ 20, nghệ thuật này dường như rơi vào lãng quên. Dưới tác động của Pháp, nghệ thuật gia truyền này đã được khơi dậy lại.

Múa rối nước là những buổi biểu diễn kèm tiếng hát và những con rối được lồng tiếng.  Những diễn viên chỉ đạo con rối đứng ở đằng sau màn tre. Các cảnh dàn dựng lấy cảm hứng từ chính cuộc sống như: câu cá, chăn trâu, thổi sáo.

Những lời khuyên quan trọng khi đến Hà Nội

  1. Băng qua đường Hà Nội cần cẩn thận. Giao thông khá hỗn độn. Thường thì xe hơi, xe máy hay phương tiện di chuyển khác hiếm khi dừng cho người đi bộ. Kinh nghiệm người Hà Nội: đi thật chậm và cẩn thận giữa dòng xe cộ. Bạn đừng đứng yên mà hãy tiếp tục di chuyển vì các tài xế mong điều này. Bạn sẽ gặp nguy hiểm nếu dừng lại. Nếu không dám đi, bạn có thể nhờ người Việt đi cùng để sang đường.
  2. Khi đi taxi bạn hãy chọn hãng taxi uy tín. Taxi tại sân bay là lý tưởng nhất. Tại thành phố Hà Nội có rất nhiều taxi tính giá sai do họ chỉnh lại đồng hồ hiển thị. Bạn nên tham khảo thông tin trên web của các công ty đáng tin cậy.
  3. Tiền giấy của Việt Nam khá giống nhau. Bạn nên xem cẩn thận khi thanh toán và thay đổi ngay lập tức nếu nhầm. Thực tế, tờ 20.000 và 500.000 trông khá giống nhau. Là người Việt nhưng Vinaloka đã từng bị nhầm lẫn.
  4. Hầu như mọi quán cà phê đều có Wifi miễn phí . Bạn chỉ cần đến và yêu cầu mật khẩu. Nếu cần thiết, bạn có thể mua một tách café để xin mật khẩu.
  5. Đường phố Hà Nội không đường bằng phẳng, thường có đá hoặc ổ gà. Vì vậy, bạn nên lựa chọn cho mình một đôi giày thoải mái.

Cư dân và khu vực Hà Nội

Hình 1: Bản đồ Hà Nội
Hình 1: Bản đồ Hà Nội

Hà Nội là thủ đô của Việt Nam và nằm cách Đức khoảng 8559 km (đường hàng không). Năm 2016, nơi đây có khoảng 7.328 triệu dân. Đến ngày 1 tháng 8 năm 2008 diện tích thủ đô đã tăng lên 3 lần khiến Hà Nội không chỉ là thủ đô lớn nhất Việt Nam mà còn lớn nhất thế giới với tổng diện tích 3.344 km². So sánh nhỏ: Berlin có diện tích 891,8 km² với dân số 3,52 triệu người.

Hà Nội đang là thủ đô lâu đời nhất ở Đông Nam Á khi được thành lập vào năm 1010. Hà Nội nằm giữa đồng bằng màu mỡ của sông Hồng – một trong hai vượng lúa của cả nước. Từ Hà Nội đến biển chỉ cách tầm 110km.

Khí hậu Hà Nội

Hà Nội mang đặc trưng của khí hậu cận nhiệt đới gió mùa. Vùng ôn đới ấm áp của miền Bắc Việt Nam có khí hậu nhiệt đới mùa hè nóng ẩm và mùa đông lạnh khô ráo. Mưa xảy ra quanh năm đặc biệt là vào mùa hè, chịu ảnh hưởng của gió ấm và ẩm đến từ Biển Đông. Những cơn gió này được gọi là gió mùa. Nó tạo nên độ ẩm cao và tác động đến khí hậu khô cằn của Hà Nội trong 8 tháng. Mặt khác, mùa đông gió mát và khô thổi từ lục địa đến Hà Nội kéo dài 4 tháng.

Hình 2: Sơ đồ khí hậu Hà Nội
Hình 2: Sơ đồ khí hậu Hà Nội

Sân bay Hà Nội

Hà Nội sở hữu sân bay riêng, có tên là sân bay quốc tế Nội Bài. Đây là sân bay lớn thứ 2 tại Việt Nam sau sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (Sài Gòn). Trong khi sân bay Sài Gòn (Hay thành phố Hồ Chí Minh) nằm ngay trung tâm thành phố thì sân bay Hà Nội cách thủ đô 21km. Nó cách trung tâm thành phố là 45km.

Nguồn: Wikipedia , vietnam-guide.com

Bewerte dieses Artikel
Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.