Hội An: Điểm tham quan nổi tiếng và kinh nghiệm du lịch từ A- Z

Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam gần với Đà Nẵng – Huế và là một trong những điểm đến nổi tiếng tại Việt Nam. Đến với Hội An du khách được hòa mình vào không gian thiên nhiên cổ kính hoài niệm và không gian văn hóa truyền thống lâu đời. Bài viết dưới đây của vinaloka sẽ giới thiệu tới các bạn một số điểm tham quan nổi tiếng tại Hội An và kinh nghiệm du lịch tại mảnh đất này.

Danh lam thắng cảnh nổi tiếng tại phố cổ Hội An

Cầu Nhật Bản

Cầu Nhật Bản Tại Hội An
Cầu Nhật Bản Tại Hội An

Cầu Nhật Bản hay được gọi là Cầu Chùa, Lai Viễn Cầu là cây cầu gỗ dài 18m bắc qua một nhánh hẹp của sông Thu Bồn, kết nối các khu phố Trung Quốc và Nhật Bản tại Hội An. Thế kỷ XVII, các thương nhân của một hội buôn giàu có từ Nhật Bản đã thực hiện việc xây dựng cây cầu. Cây cầu bắt đầu xây dựng vào năm 1593, năm Thân. Theo đó có hai con khỉ bằng gỗ tô điểm lối vào cây cầu. Năm 1595, năm Tuất công việc hoàn thành. Theo đó có hai con chó gỗ đứng ở cuối cầu Chùa.

Cây cầu làm bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu, mặt chùa quay về phía bờ sông. Gian chính giữa (gọi là chùa) thờ một tượng gỗ Bắc Đế Trấn Võ – vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui hạnh phúc cho con người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm cầu mong mọi điều tốt đẹp. Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía Bắc, nhô ra giữa cầu, từ đó người địa phương gọi là Chùa Cầu.

Cầu Nhật Bản là điểm thu hút khách tham quan tới chụp ảnh nhiều nhất ở Hội An. Khi đến đây tham quan du khách phải mua vé với chi phí nhỏ.

Hội quán Phúc Kiến

Hội quán Phúc Kiến
Hội quán Phúc Kiến

Vào thế kỷ XVI, khi ngày càng nhiều thương nhân Trung Quốc định cư tại Hội An, họ đã thành lập hội quán để thảo luận về các vấn đề thương mại hàng ngày.

Bên cạnh đó, hội quán được xây dựng nhằm thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và các vị thần bảo hộ sông nước, tiền của, con cái.

Trước đây, hội quán được xây dựng bằng gỗ nhưng sau này được tu sửa lại bằng gạch và ngói, kiến trúc được chạm trổ vô cùng tinh tế và khéo léo.

Hội quán Phúc Kiến được xây dựng theo kiểu chữ Tam, bao gồm:  cổng tam quan, sân, hai dãy nhà Đông Tây, chính điện, sân sau và hậu điện. Cổng tam quan của hội quán mới được xây dựng trong lần trùng tu lớn đầu thập niên 1970. Chiếc cổng có một hệ mái ngoạn mục gồm 7 mái lợp ngói ống men xanh uốn lượn, xếp nối nhau thấp dần xuống, cân xứng giữa hai bên. Phía trên của cổng có một tấm bảng trắng ghi ba chữ Hán màu đỏ “Kim Sơn Tự”. Phần chính điện của hội quán được trang trí những cây cột màu đỏ son, treo những đôi liễn gỗ ca tụng Thiên Hậu Thánh Mẫu. Chính điện là nơi thờ Quan Thế Âm Bồ Tát cùng 2 vị thần phụ tá cho người. Tiếp theo chính điện, băng qua sân sau sẽ tới hậu điện. Ở đây thờ 6 vị tướng nhà Minh người Phúc Kiến, 3 bà chúa Sanh Thai và 12 bà mụ cùng với thờ Thần Tài. Ngoài ra, hậu điện còn thờ những người đã có công đóng góp tiền của xây dựng hội quán và chùa Kim Sơn.

Phố đi bộ Hội An

Phố đi bộ Hội An
Phố đi bộ Hội An

Phố đi bộ Hội An thuộc phường Cẩm Phô, nằm ngay trung tâm thành phố Hội An. Khi màn đêm buông xuống, những chiếc đèn lồng được thắp sáng biến Hội An trở nên rực rỡ nhưng cũng không làm mất đi vẻ hoài cổ và bình yên vốn có của nó. Du khách có thể trải nghiệm hoạt động chèo thuyền, thả đèn hoa đăng trên sông Hoài vào những đêm mùng 1, hôm rằm.

Ngoài ra, khi đến đây, du khách cũng không thể bỏ qua hành trình khám khá ẩm thực khu phố cổ Hội An. Một số món ăn bạn nên thử như: Cao lầu, mì quảng, nem lụi Hội An,….

Chợ Hội An

Chợ Hội An
Chợ Hội An

Chợ Hội An nằm ở giao điểm các con phố Trần Phú, Bạch Đằng và Nguyễn Thái Học, ngay trung tâm phố cổ Hội An. Đây là một trong những khu chợ sầm uất, nhộn nhịp nhất nơi đây. Nếu bạn có dịp đi chợ vào sáng sớm tinh mơ sẽ bắt gặp hình ảnh những người ngư dân vội vã với những con cá, tôm, mực,…. mới đánh bắt đem đến các quầy hàng. Không khí sôi động và hối hả để bắt đầu một ngày mới.

Khu chợ không chỉ bán hải sản mà còn buôn bán rất nhiều mặt hàng như: hoa quả, đồ khô, gốm sứ, vải vóc,… Những người bán hàng tại Hội An rất niềm nở và hiếu khách. Bạn có thể thử đồ ăn trước khi quyết định mua hay không mua. Thăm thú chợ Hội An là hoạt động thú vị và thu hút đông đảo khách tham quan.

Làng lụa Hội An

Làng lụa Hội An
Làng lụa Hội An

Hội An đặc biệt được du khách biết tới với nghề dệt lụa truyền thống và sản phẩm tơ lụa đã có từ hàng trăm năm trước. Khi đến tham quan làng lụa, bạn có thể đặt may những sản phẩm quần áo, khăn bằng lụa để làm kỉ niệm. Hoặc có nhiều du khách lựa mua một vài mét lụa về làm quà cho bạn bè, người thân.

Lụa là một thứ vải đặc biệt, được sản xuất bằng tơ tằm. Chính vì vậy, khi mặc quần áo lụa ta cảm thấy mát mẻ, nhẹ và thấm hút mồ hôi rất tốt. Lụa Hội An được sản xuất hoàn toàn bằng phương pháp thủ công truyền thống. Từ việc hái lá dâu, cho tằm ăn, lấy tơ cho đến việc kéo tơ thành sợi vải.

Du khách có thể tham khảo một số tiệm may vải lụa nổi tiếng như: Yaly Couture, AVANA, Á Đông Silk Tailor và Thu Thúy Silk,…

Một số điểm tham quan tại Hội An

Công viên Đất nung Thanh Hà

Công viên đất nung Thanh Hà
Công viên đất nung Thanh Hà

Cách thành phố Hội An 3km về phía Tây, bạn sẽ đặt chân đến Công viên Đất nung Thanh Hà. Đây cũng là một phần của làng gốm nổi tiếng cùng tên. Lấy cảm hứng từ công việc truyền thống của thợ thủ công trong làng, công viên được xây dựng vào năm 2011 trên diện tích khoảng 6000 m2. Không gian công viên được thiết kế với 9 gian riêng biệt, bao gồm:  Khu lò gốm, khu Bảo tàng làng nghề, khu sản phẩm làng, khu chợ đất nung, khu thế giới thu nhỏ, khu vườn sắp đặt, khu trại sản xuất, khu gốm Sa Huỳnh – Chăm, khu các làng nghề truyền thống và khu triển lãm.

Thánh địa Mỹ Sơn

Thánh địa Mỹ Sơn
Thánh địa Mỹ Sơn

Thánh địa Mỹ Sơn tọa lạc tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Đây là quần thể kiến trúc gồm nhiều đền đài Chăm Pa với thiết kế độc đáo.

Trong nhiều thế kỷ, kéo dài từ thế kỳ IV đến thế kỷ XIII, tại đây có khoảng 70 ngôi đền đã được xây dựng và trở thành quần thể đền lớn nhất Vương quốc Chăm Pa. Tuy nhiên, trong chiến tranh, nhiều ngôi đề đã bị phá hủy. Cho đến ngày nay, Thánh địa Mỹ Sơn chỉ còn sót lại khoảng 20 ngôi đền.

Phong cách kiến trúc của thánh địa  được chia làm 6 loại: Phong cách cổ, Hòa Lai, Đồng Dương, Mỹ Sơn, PoNagar và phong cách của người dân Bình Định. Phần lớn các công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc tại nơi đây đều chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo. Các tháp đều có hình chóp, biểu tượng của đỉnh Meru thần thánh, nơi cư ngụ của các vị thần Hindu. Cổng tháp thường quay về phía Đông để đón nhận ánh sáng mặt trời.

Thánh địa Mỹ Sơn được coi là Angkor của Việt Nam. Nếu có dịp ghé thăm Hội An, du khách không nên bỏ qua hành trình khám phá một công trình lịch sử vĩ đại như Thánh địa Mỹ Sơn.

Cù Lao Chàm

Cù Lao Chàm
Cù Lao Chàm

Cù Lao Chàm là một cụm đảo trực thuộc thành phố Hội An, cách biển Cửa Đại khoảng 18 km và đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Cù Lao Chàm là hòn đảo lớn nhất và duy nhất có người ở vĩnh viễn. Nó chủ yếu được bao quanh bởi rừng, là nơi trú ngụ quan trọng của nhiều loại động vật.

Để tới Cù Lao Chàm, bạn có thể di chuyển bằng cano với thời gian khoảng 30 phút, xuất phát từ bến Cửa Đại. Hoặc bạn cũng có thể lựa chọn đi bằng thuyền gỗ với khoảng 1- 1.5 tiếng mới ra đến đảo.

Cù Lao Chàm nổi tiếng với những rạn san hô, vẻ đẹp hoang sơ và khu dự trữ sinh quyển thế giới. Khi đến đây, du khách nên trải nghiệm hoạt động lặn biển ngắm san hô và tham quan một số địa điểm nổi tiếng như: Chùa Hải Tượng, giếng cổ Chăm, bảo tàng biển Cù Lao Chàm,…

Bên cạnh đó, bãi Ông và bãi Chồng là những bãi biển đẹp nhất tại Cù Lao Chàm hoang sơ. Tại đây, du khách không chỉ được hòa mình vào thiên nhiên với bãi tắm xanh trong, cát trắng, nắng vàng mà còn được chứng kiến cuộc sống hàng ngày của người dân ở đây. Ngắm hoàng hôn trên đảo cũng là một trải nghiệm đặc biệt bạn không nên bỏ qua.

Bãi biển An Bàng

Vẻ đẹp hoang sơ của bãi biển An Bàng
Vẻ đẹp hoang sơ của bãi biển An Bàng

Cách thành phố Hội An khoảng 3 km về phía Bắc là nơi có bãi biển An Bàng trong xanh, thơ mộng nhưng đầy vẻ nguyên sơ. Nơi đây thu hút khách du lịch bởi bãi biển đẹp, dịu dàng và không quá đông người. Sau khi tắm biển, bạn có thể nghỉ ngơi dưới tán ô được lợp bằng lá cọ để ngắm nhìn biển cả.

Thời gian lý tưởng nhất để đến biển An Bàng là vào tháng 3- tháng 5. Vào mùa hè ( từ tháng 5- tháng 8) nếu tới đây có thể sẽ hơi đông đúc vì có nhiều khách du lịch.

Lễ hội trăng rằm ở Hội An

Thả đèn hoa đăng trên sông Hoài
Thả đèn hoa đăng trên sông Hoài

Khác với các địa phương khác, hội trăng rằm tại Hội An diễn ra vào đêm ngày 14 hàng tháng ( theo âm lịch).

Vào ngày này, đường phố và các cửa hàng ở đều treo đèn lồng. Ngoài ra, người dân còn tổ chức các trò chơi truyền thống và biểu diễn âm nhạc. Trước các cửa hàng, nhang đèn, bàn thờ và lễ vật  được chuẩn bị để thờ cúng tổ tiên.

Một trong những nghi lễ quan trọng của ngày rằm là thả đèn hoa đăng trên sông Hoài. Mỗi chiếc đèn tượng trưng cho một lời cầu nguyện của người thả đèn.

Những điều cần biết về Hội An

Thương cảng lớn nhất Đông Nam Á

Từ thế kỷ XVI- thế kỷ XIX, do đặc điểm sông nước thuận lợi kết hợp cùng các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa, Hội An trở thành một điểm quan trọng của “con đường tơ lụa trên biển” và “con đường gốm sứ”. Các thương nhân đến từ Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp,… tấp nập tới đây để buôn bán và trao đổi hàng hóa.

Ngày càng có nhiều thủy thủ và thương nhân Trung Quốc, Nhật Bản định cư ở đây. Đó cũng chính là lý do, cho đến tận ngày nay, kiến trúc và văn hóa Việt Nam chịu sự ảnh hưởng khá sâu sắc của kiến trúc và văn hóa Trung Quốc và Nhật Bản.

Từ cuối thế kỷ XIX, do chính sách bế quan tỏa cảng, cùng với sự xuất hiện của Đà Nẵng và sự đầu tư của Pháp vào thương cảng này đã khiến Hội An dần rơi vào quên lãng. Năm 1999, UNESCO chính thức công nhận Hội An là Di sản văn hóa thế giới. Hoạt động du lịch tại đây dần dần phát triển cho đến ngày nay.

Kiến trúc

Như đã đề cập ở trên, kiến ​​trúc và văn hóa của Hội An đều chịu ảnh hưởng của những kiến trúc, văn hóa Trung Quốc và Nhật Bản. Đồng thời, trong thời kỳ chiến tranh, Hội An không chịu ảnh hưởng nhiều nên một số công trình kiến trúc nhiều từ thế kỷ XVI- thế kỷ XIX đã được bảo tồn tốt cho đến ngày nay. Những tòa nhà gỗ hai tầng tuyệt đẹp gần như đã trở thành biểu tượng của Hội An có từ nửa đầu thế kỷ XIX.

Khí hậu

Hội An nằm ở giữa sự phân chia thời tiết giữa miền Bắc và miền Nam. Du khách không nên du lịch Hội An vào các tháng 10 và tháng 11 vì trời thường mưa lớn, thậm chí xuất hiện lũ lụt.

Thời tiết thích hợp nhất để tới đây là từ tháng 5- tháng 8. Khi này, biển thường xanh trong, sóng êm, nhiều nắng.

Vé tham quan Hội An

Kể từ năm 2014, phố cổ Hội An đã áp dụng vé tham quan ở một số điểm cho du khách đến đây. Chi phí mỗi vé là 80.000 VNĐ ( đối với khách du lịch trong nước) và 120.000 VNĐ ( đối với khách du lịch nước ngoài).

Một số điểm tham quan cần xuất trình vé bao gồm:

  • Bảo tàng: Bảo tàng Hội An, Văn hóa Sa Huỳnh, Văn hóa dân gian, Gốm sứ mậu dịch
  • Công trình văn hóa: Chùa Cầu, Đình Cẩm Phô, Miếu Quan Công, Tụy Tiên Đường Minh Hương.
  • Nhà cổ: Nhà thờ tộc Trần, Nhà thờ tộc Nguyễn Tường, Quân Thắng, Đức An, Phùng Hưng, Tấn Ký
  • Hội quán: Phúc Kiến, Quảng Đông, Triều Châu
  • Xứ Đàng Trong và xem biểu diễn nghệ thuật cổ truyền (vào lúc 10:15 và 15:15 hàng ngày)
  • Mộ các thương nhân Nhật Bản: Gu Sokukun, Tani Yajirobei, Banjiro

Kết luận

Khi đến Hội An người ta có cảm giác như được quay ngược thời gian bởi nét cổ kính và hoài niệm của nó. Những ngôi nhà cổ  xinh đẹp giữa con đường đẹp như tranh vẽ. Khắp nơi treo những chiếc đèn lồng đầy màu sắc gợi lên thành phố về đêm trong một khung cảnh thần tiên. Tất cả đã trở ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi du khách. Hội An là một thành phố hấp dẫn và đáng để trải nghiệm nhất Việt Nam.

Xem thêm các thành phố xinh đẹp khác tại Việt Nam

5/5 - (1 vote)
Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.