Phố Cổ nằm tại trung tâm thành phố Hà Nội – thủ đô Việt Nam. Đây được mệnh danh là trung tâm đời sống văn hóa của người dân Hà Thành. Trên thực tế, sẽ rất khó để chọn ra điểm thăm quan cụ thể khi đến với Phố Cổ. Bởi chính Phố Cổ đã là một điểm đến vô cùng thu hút.
Đến với nơi đây, bạn sẽ được trải nghiệm cuộc sống bận rộn trên những con phố nhỏ, đi qua những ngôi nhà có những con hẻm sâu hun hút. Và hơn cả là những con đường ồn ào, đông đúc nhưng cũng rất đỗi thú vị. Nhưng nếu phải bắt buộc tìm ra 1 điểm đến cụ thể thì sau đây là những gợi ý dành cho bạn.
Phố Cổ Hà Nội – 9 điểm có thể hấp dẫn bạn trong nháy mắt
Theo quyết định của Bộ Xây dựng vào ngày 30 tháng 5 năm 1995 (70 BXD / KT-QH), Phố Cổ Hà nội đã bị giới hạn về mặt địa lý. Hồ Hoàn Kiếm và các con phố xung quanh tách rời khỏi Phố Cổ. Nhưng về mặt văn hóa, lịch sử và thói quen từ xưa, người dân vẫn coi Hồ Gươm và các khu vực xung quanh thuộc về khu Phố Cổ.
Dưới đây là bản đồ Phố Cổ, trong bản đồ có tất cả 9 địa danh được đánh dấu. Dựa vào bản đồ, bạn sẽ có một cái nhìn tổng quan hơn về khu vực Phố Cổ và có thể lên kế hoạch cụ thể cho chuyến đi của mình.

Đừng chỉ chú ý vào 9 điểm được đánh dấu. Vì thực tế, Phố Cổ luôn ẩn chứa rất nhiều điều thú vị để bạn khám phá. Bạn có thể ngồi trong một quán café, thưởng thức các món ăn đường phố, hóa mình vào sự hối hả, nhộn nhịp của cuộc sống nơi đây. Hay ngắm nhìn những ngôi nhà cổ với lối kiến trúc đặc biệt.
Sự đông đúc tạo nên nét quyến rũ riêng của Phố Cổ – 1 địa điểm nổi tiếng tại Việt Nam. Bạn như được bước vào một thế giới khác. Giống như một chuyến xuyên không đến nền văn hóa đậm nét Đông Á – thứ hiếm thấy ở phương Tây hiện đại.
Các điểm thăm quan nổi bật ở Phố Cổ bạn không thể bỏ qua
Khu nhà cổ Mã Mây

Nhà cổ Mã Mây nằm tại số 87 phố Mã Mây, Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Khu nhà sở hữu kiến trúc Phố Cổ Hà Nội điển hình.
Hà Nội là một thành phố có giá cả nhà đất đắt đỏ. Vì thế, diện tích mặt tiền càng lớn, đất càng có giá trị và mức giá sẽ cao hơn. Do đó hầu hết các ngôi nhà đều được xây dựng theo dạng ống trên một mảnh đất hình chữ nhật thuôn dài. Nhà theo dạng hình ống nhiều tầng để tối đa hóa diện tích cho không gian sống. Điều này được áp dụng với cả cuộc sống hiện đại.
Các mảnh đất có mặt tiền rộng thường khá đắt đỏ. Vì thế, những ngôi nhà mặt phố tại đây hầu hết đều được sử dụng để kinh doanh, làm nhà hàng, khách sạn hay các quán café thay vì làm nhà ở đơn thuần. Người dân Hà Nội thường không thích ở Phố Cổ vì chật chội. Những người giàu thường lựa chọn nghỉ tại biệt thự hoặc các căn hộ đắt tiền ở ngoại ô.
Chợ Đồng Xuân – khu chợ lâu đầu nhất tại Phố Cổ Hà Nội

Chợ Đồng Xuân được xây dựng năm 1898 dưới thời nhà Nguyễn. Chợ Đồng Xuân không chỉ là khu chợ lớn nhất tại Phố Cổ mà nó còn là ngôi chợ lâu đời nhất tại Hà Nội. Sự ồn ào và đông đức, nhộn nhịp là những gì người ta sẽ nghĩ tới khi nhắc đến bầu không khí tại đây.
Chợ Đồng Xuân có kết cấu gồm 2 tầng. Tại đây, bạn có thể mua tất cả mọi thứ như: trang sức, bát đĩa, dụng cụ nhà bếp, đồ dùng gia đình… nhưng phổ biến nhất vẫn là vải và quần áo.
Một lưu ý nhỏ khi mua đồ ở Chợ Đồng Xuân là hãy mặc cả khi mua hàng. Vì mức giá tại đây thường được đẩy lên rất cao. Tốt nhất là bạn nên tìm hiểu mức giá chung trên thị trường để có thể mua được với mức giá phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng có thể hỏi trực tiếp những người Việt Nam, như nhân viên khách sạn chả hạn, về mức giá cho một sản phẩm mà bạn đang tìm hiểu.
Cửa ô duy nhất còn được bảo tồn tại Hà Nội: Ô Quan Chưởng

Cửa ô dẫn vào Phố Cổ Hà Nội được xây dựng từ năm 1749 – 1817. Ban đầu, Ô quan Chưởng có tên là Đông Hà Môn. Sau khi tướng quân Chưởng Cơ cùng hơn 100 binh sĩ bảo vệ thành công Hà Nội khỏi cuộc tấn công của quân đội Pháp, cửa ô được đổi tên thành Ô Quan Chưởng để tưởng nhớ công lao của ông.
Cửa ô hai tầng phủ đầy rêu được thiết kế theo mô hình tháp canh triều Nguyễn. Tầng phía trên được dùng làm tháp canh. Đây là cửa ô duy nhất còn tồn tại đến tận ngày nay. Tất cả những cửa ô khác đã bị phá hủy trong chiến tranh.
Cửa ô đã được trùng tu 3 lần. Lần đầu tiên vào năm 1804, lần thứ 2 vào năm 1817 và lần thứ 3 vào năm 2000. Lần tu sửa cuối cùng được thực hiện để bảo vệ hiện trạng ban đầu của Ô Quan Chưởng. Người dân Hà Nội thường rất tự hào về Ô Quan Chưởng. Đây là một địa điểm đã chứng kiến bao thăng trầm của các cuộc kháng chiến bảo vệ đất nước. Và đây cũng là biểu tượng của tinh thần chiến đấu và tinh thần yêu nước của người dân Hà Nội nói riêng và người dân Việt Nam nói chung.
Đền Bạch Mã

Đền Bạch Mã được xây dựng vào thế kỷ thứ 9 để tôn vinh thần Rồng Long Đỗ (Rốn Rồng) – vị thần gốc của Hà Nội Cổ – người đã đặt bàn tay của mình để bảo vệ nơi đây. Theo truyền thuyết, vua Lý Thái Tổ, người rời đô ra Thăng Long – Hà Nội ngày nay – đã nhờ thần rồng giúp đỡ để tìm một vị trí phù hợp cho việc xây dựng một tòa thành mới.
Sau đó, nhà vua mơ thấy một con ngựa trắng chỉ dẫn đến với Thăng Long – nơi có đủ các điều kiện thuận lợi để thành lập kinh đô mới. Khi việc rời đô hoàn thành, Lý Thái Tổ đã đặt tên Thần Rồng là thần Thăng Long. Nhà vua cũng cho xây dựng một ngôi đền có tên là Bạch Mã để tưởng nhớ tới chú ngựa trắng xuất hiện trong giấc mơ.
Phố Tạ Hiện – Phố bia Hà Nội

Tạ Hiện là con phố nổi tiếng bạn không thể bỏ qua khi thăm quan Phố Cổ. Vào cuối tuần, khi các con đường tại Tạ Hiện chật kín các phương tiện giao thông, việc di chuyển không hề đơn giản. Đây là nơi mọi người tụ tập để uống bia, không phân biệt giới tính, tuổi tác. Vì đặc điểm đó nên con phố này được biết đến với cái tên: “Phố bia Tạ Hiện”.
Không khí tại đây luôn rất sôi nổi và ồn ào. Nhiều người đến đây mỗi đêm để ca hát. Ngoài bia tươi, bạn có thể uống nhiều thứ khác như nước trái cây, cocktail,.. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thưởng thức trái cây, nem chua rán, khoai tây chiên và nhiều loại đồ ăn khác nhau. Phố bia Tạ Hiện là một địa điểm bạn không thể bỏ qua. Chắc chắn bạn sẽ không bị thất vọng bởi không khí vui vẻ nơi đây.
Chợ đêm Hà Nội

Vào các ngày từ thứ 6 tới chủ nhật, chợ đêm mở cửa từ 18 – 23h. Từ quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục ở bờ hồ Hoàn Kiếm, chợ đêm kéo dài gần 1km đến chợ Đồng Xuân.
Dọc con đường dài gần 1km có khoảng 4000 cửa hàng. Các mặt hàng vô cùng đa dạng, từ quần áo, đồ trang sức đến các loại đặc sản, các món quà truyền thống đậm chất Việt Nam. Tại các ngã tư, bạn sẽ có cơ hội được trải nghiệm các lễ hội văn hóa, các buổi biểu diễn ca nhạc đường phố. Nếu biết cách mặc cả, bạn sẽ có cơ hội mua được các món đồ với mức giá khá rẻ.
Khi đi chợ Đêm, bạn nên cảnh giác và bảo quản túi tiền cũng như đồ đạc của mình. Bởi ở đây thường xảy ra tình trạng móc túi khi đường quá đông đúc và chật chội.
Những món ngon tại Phố Cổ Hà Nội bạn không thể bỏ qua
Nem chua rán Bà Già, Hàng Bông

Địa chỉ: 38 Hàng Bông – Hàng Gai – Hoàn Kiếm – Hà Nội.
Nem chua rán là món ăn được làm từ thịt xay và bọc trong một lớp bột rất mỏng. Chúng được chiên giòn trong dầu nóng. Bạn có thể ăn kèm với dưa chuột, khoai lang và tương ớt. Nem chua ở Hà Nội thường được ăn như một món ăn nhẹ hoặc một món tráng miệng.
Phở Bát Đàn – Cửa Đông

Địa chỉ: 49 Bát Đàn, Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Phở là món ăn đặc trưng của Hà Nội. Món ăn này sẽ bao gồm các sợi mì dài được ngâm trong nước dùng với hành lá, rau mùi và thịt (thịt gà hoặc thịt bò). Đôi khi, trong phổ còn có thêm húng quế và đậu xanh. Phở Bát Đàn ở Cửa Đông chỉ bán trong khoảng thời gian từ 4h chiều đến 7h tối.
Bún Chả – phố Hàng Quạt

Địa chỉ: 74 Hàng Quạt, Hàng Gai, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Bún chả Hàng Quạt là một trong 4 món bún chả nổi tiếng nhất tại Hà Nội. Chả được làm từ thịt lợn viên nướng. Bún chả sẽ gồm sợi bún dài, tròn làm từ gạo ăn cùng nước mắm. Đây là món ăn rất ngon bạn nên thử.
Bún Thang – phố Hàng Hòm

Địa chỉ: 11 Hàng Hòm, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Bún thang là một món canh khá giống phở nhưng được chế biến theo cách khác. Món ăn còn bao gồm bún sợi nhỏ, trứng ốp lết, tôm khô, thịt gà, măng và thịt lợn thái lát, ăn kèm với súp. Bạn có thể thêm một ít nấm hương khô, rau răm và hành lá ăn kèm.
Bún bò Nam Bộ – Hàng Điếu

Địa chỉ: 67 Hàng Điếu, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Bún bò Nam Bộ thường được chế biến bằng cách đặt các loại rau, thường là rau diếp phía dưới đáy bát. Sau đó phủ lớp bún phía trên, trên cùng là thịt bò thái lát nhỏ, kết hợp với rau thơm, giá đỗ, đậu phộng, hành khô. Toàn bộ sẽ được chan nước mắm. Thông thường, mọi người thường thêm cả cà rốt thái sợi, su hào, rau diếp và dưa chuột. Đây là một món ăn thú vị mà bạn không thể bỏ qua.
Nhà Hàng Quýt Xanh – sự tinh tế của kiến trúc Pháp giữa lòng Phố Cổ

Địa chỉ: 48 Hàng Bè, Hàng Bạc, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tại đây, bạn sẽ được trải nghiệm không gian kiến trúc Pháp. Đây là nơi sẽ đem lại cho bạn cảm giác nhẹ nhàng và lãng mạn.
Tại sao Phố Cổ Hà Nội được gọi là Hà Nội 36 phố phường?
Hầu hết mọi người đều biết đến tên gọi Hà Nội 36 phố phường. Nếu hỏi tại sao Hà Thành lại được gọi như vậy, 9 trên 10 người sẽ trả lời vì trước đây Phố Cổ Hà Nội có 36 phường. Nhưng đây không phải là một câu trả lời đúng. Nhiều người Việt Nam cũng không biết điều này. Nguồn gốc của việc hiểu lầm bắt nguồn từ tác phẩm “Hà Nội 36 phố phường” của nhà văn Thạch Lam. Trên thực tế, có hơn 36 phố tại Phố Cổ Hà Nội.
Vào tháng 12 năm 1748, vua Lê Hiển Tông đã chia Thăng Long thành 36 khu và ông gọi là Phường. Cách chia này nhằm mục đích bảo vệ trật tự và giữ ổn định thành phố tốt hơn. Nên hiểu một cách đơn giản, Hà Nội xưa có 36 phường.
Ý nghĩa tên đường của Phố Cổ
Ý nghĩa của từng con đường trong Phố Cổ được bắt nguồn từ thế kỷ 19. Lúc này, Hà Nội có tới hơn 50 đường phố, tất cả đều bắt đầu từ “Hàng”. Theo đó, tên phố sẽ được đặt theo một sản phẩm nổi bật tại đó. Ví dụ Hàng Hòm, tại đây, những chiếc rương gỗ để đựng quần áo và các món đồ nội thất được bày bán vô cùng phổ biến.
Có thể thấy, dựa vào tên đường, bạn sẽ đoán được sản phẩm hoặc dịch vụ được bày bán phổ biến. Nhưng, theo thời gian, Phố Cổ ngày càng được mở rộng và hiện đã có hơn 50 đường phố mà tên không còn thể hiện mặt hàng phổ biến tại đó nữa.
Chẳng hạn như đường Bà Triệu. Trước đây con phố này có tên là Hàng Lam. Nơi đây thường bán các loại quần áo và vải nhuộm màu xanh. Cuộc sống ngày càng hiện đại, thay đổi, những mặt hàng này đã không còn phù hợp nữa. Vì thế, theo thời gian, các con phố cũng sẽ được thay đổi tên.
Một số con đường vẫn giữ nguyên tên ban đầu, nhưng, bạn sẽ không thể tìm thấy các mặt hàng, dịch vụ mang tên con đường đó tại đây. Thay vào đó, các khách sạn, quán café, nhà hàng đang dần mọc lên ở khắp mọi nơi. Các cửa hàng như cửa hàng đồ lưu niệm, cửa hàng quần áo, áo cưới,… đã xuất hiện và nhanh chóng phát triển. Điều này khiến cho các mặt hàng truyền thống ngày càng ít đi. Người dân cũng lựa chọn ngành nghề khác thay vì đi theo nghề truyền thống. Điều đó khiến việc làm các món đồ truyền thống của gia đình đang dần bị mất đi.
Kết luận
Phố Cổ Hà Nội là một trong những con Phố Cổ đẹp nhất, điển hình nhất của Việt Nam. Ở đây, mọi thứ đều rất yên bình, chậm rãi. Hà Nội đem tới cho du khách cảm giác cổ kính và khép kín hơn so với Sài Gòn. Tuy nhiên, điều đó đã khiến cho Hà Nội có nét đặc trưng riêng. Nơi đây quyến rũ đến lạ kỳ. Phố Cổ có thể không phải là nơi phù hợp để sinh sống nhưng nó là điểm đến thú vị.
Nguồn tham khảo: Wikipedia , vietnam-guide.com , dulichvietnam.com.vn