Sài Gòn (TP Hồ Chí Minh): những thông tin thực sự cần thiết cho khách du lịch nước ngoài

Sài Gòn tọa lạc tại đồng bằng sông Cửu Long, là một trong những thành phố lớn nhất Việt Nam. Nơi đây có sự giao thoa thú vị giữa hiện đại và truyền thống. Bên cạnh những công trình xưa như Bưu điện trung tâm, nhà thờ Đức Bà là những công trình kiến trúc mang hơi thở thời đại như Tháp Tài chính BITEXCO (Saigon Skydeck).

Một số thông tin tổng quan về Sài Gòn

Dân cư

Sài Gòn là thành phố đông dân nhất Việt Nam, với dân số là 8,297,500,000 người (2016). Nhưng diện tích Sài Gòn chỉ đứng thứ 2 (2.061 km2), sau Hà Nội (3.359km2).

Lý do dẫn tới sự đổi tên của thành phố Sài Gòn

Từ năm 1949 đến 1975, Việt Nam bị chia rẽ bởi chiến tranh. “Sài Gòn” là tên được đặt bởi Pháp. Sau khi thống nhất đất nước, “Sài Gòn” đã được đổi tên thành “Hồ Chí Minh” để vinh danh nhà cách mạng đại tài, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Kể từ đó thành phố có tên chính thức là Thành Phố Hồ Chí Minh, viết tắt là TP. HCM.

Nguồn gốc của tên gọi “Sài Gòn”

Mặc dù đã đổi tên nhưng tên gọi “Sài Gòn” vẫn được sử dụng phổ biến ở trong và ngoài nước. Có nhiều giả thuyết cho rằng: “Sài Gòn” được phiên âm từ từ “Prei Nokor”, có nghĩa là “thị trấn ở trong rừng”. Thời đó, Sài Gòn chỉ là một ngôi làng nhỏ, sau này mở rộng diện tích nhờ chiến lược mở rộng xuống miền nam của Triều Nguyễn.

Năm 1968, tướng Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam, thành lập lên đồn trú Gia Định tại Prei Nokor. Ông kêu gọi người dân ở nhiều nơi ở miền Trung đến định cư ở Gia Định. Ông cũng ra lệnh xây dựng đường xá, kênh đào và chợ. Theo thời gian, nơi đây phát triển thành một thành phố cảnh sầm xuất. Bước chuyển biến từ 1 ngôi làng nhỏ thành thành phố lớn được đánh dấu dưới thời Nguyễn Hữu Cảnh.

Tuy nhiên, thành phố chỉ được đặt tên là “Sài Gòn” trong giai đoạn thực dân Pháp xâm lược. Pháp đóng chiếm tại miền Nam và biến thành phố thành 1 đô thị thịnh vượng. Sài Gòn nhanh chóng biến thành trung tâm kinh tế, văn hóa và chính trị của Đông Nam Á; 1 trong những thành phố lớn nhất Việt Nam. Từ năm 1887 đến 1901, Sài Gòn là thủ đô của Liên bang Đông Dương. Từ năm 1949 đến 1975, Sài Gòn là thủ đô của miền Nam Việt Nam, còn được gọi là Việt Nam Cộng Hòa.

Những điểm thăm quan tại Sài Gòn

Sài Gòn không quá đồ sộ như Tokyo hay Bangkok nhưng nơi đây sở hữu rất nhiều địa điểm thú vị bạn không nên bỏ qua. Điều đó biến Sài Gòn thành 1 trong những địa điểm nổi tiếng tại Việt Nam. Nhìn chung, để tham quan hết những điểm chính ở Sài Gòn sẽ mất chừng 3 ngày.

Quận 1

Quận 1 tọa lạc ở bờ tây sông Sài Gòn, là trung tâm lịch sử, văn hóa, thương mại và chính trị của thành phố. Hầu hết các điểm thăm quan của thành phố đều nằm ở Quận 1. Cụ thể như: Dinh Thống Nhất, Bảo tàng Chiến tranh, Chợ Bến Thành, Nhà thờ Đức Bà, Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Bưu điện trung tâm, Nhà hát lớn Hồ Chí Minh. Cách UBND thành phố không xa chính là Café Apartment.

Các công trình bị ảnh hưởng bởi phong cách kiến trúc Châu Âu từ thời Pháp thuộc. Đó là lối kiến trúc ấn tượng từ thế kỷ thứ 19.

Saigon Skydeck và BITEXCO

Saigon Skydeck nằm trong tòa BITEXCO, có 68 tầng, cao 262m. BITEXCO không chỉ là tòa nhà chọc trời cao thứ 2 tại TP HCM mà còn là biểu tượng của sự tăng trưởng kinh tế, hiện đại hóa, toàn cầu hóa và con người Việt Nam năng động. Đây cũng là tòa nhà nổi bật nhất ở Hồ Chí Minh, có thể quan sát toàn bộ thành phố. Saigon Skydeck nằm ở tầng 49 là đài quan sát đầu tiên, được mở cửa chính thức cho các du khách từ ngày 1 tháng 1 năm 2011.

Giống như các tòa nhà cao tầng khác tại Việt Nam, BITEXCO có 2 lối vào. Một lối dẫn đến văn phòng làm việc và lối còn lại dẫn tới Saigon Skydeck. Đài quan sát cung cấp góc nhìn 360° ra cả thành phố và sông Sài Gòn. Không gian trên Saigon Skydeck không quá đặc biệt. Ống nhòm được đặt trải đều trên đài cho phép bạn quan sát từng chi tiết thành phố. Giá vé vào cửa với người lớn là 8 EUR nhưng bù lại, bạn sẽ được thưởng thức cảnh quan tuyệt đẹp của thành phố Hồ Chí Minh.

Về cơ bản, bạn có thể lựa chọn tòa nhà cao nhất hoặc cao thứ 2 của thành phố làm điểm đến đầu tiên. Từ Skydeck ra Chợ Bến Thành chỉ mất 10 phút, quãng đường ra Nhà thờ Đức Bà và UBND cũng rất nhanh chóng.

Cafe – Nhà hàng – Quán Bar tại Tháp Tài chính BITEXCO

Cafe - Nhà hàng tại Tháp Tài chính BITEXCO
Cafe – Nhà hàng tại Tháp Tài chính BITEXCO

Nếu bạn không muốn tới đài quan sát 360° Skydeck, bạn có thể ghé thăm Cafe/Nhà hàng/Bar ở trên tầng 50 đến tầng 52. Ở đây cung cấp đồ uống và món ăn tại địa phương nhưng giá sẽ đắt hơn so với bình thường.

Không gian Cafe/Nhà hàng/Bar rất sang trọng, đặc biệt là vào buổi tối. Dịch vụ ở đây rất tốt và lịch sự. Điều đặc biệt là bạn không cần phải ăn mặc sang trọng khi đến đây. Một bộ trang phục giản dị hoàn toàn ổn.

Lời khuyên nhỏ: Bạn có thể dùng bữa tối lãng mạn ở đây, ngắm hoàng hôn và sau đó là lên quán Bar ở trên lầu. Khung cảnh trở lên tuyệt vời khi cả thành phố lên đèn.

Kiến trúc

BITEXCO được thiết kế từ hình ảnh quốc hoa của Việt Nam – bông hoa sen. Với việc xây dựng tòa tháp chọc trời hình hoa sen, Chủ tịch tập đoàn Bitexco muốn cho thế giới thấy rằng Việt Nam không còn là một quốc gia bị tàn phá bởi chiến tranh mà đang vươn mình thành một cường quốc kinh tế mới.

Thông tin về Saigon Skydeck:

  • Giờ mở cửa: Từ thứ Hai đến Chủ nhật (9h30am – 9h30pm)
  • Vé vào cửa:
    • Người lớn: 200.000 VND (7,70 €)
    • Trẻ em (4-12 tuổi), người cao tuổi và người khuyết tật nặng: 130.000 VND (5,00 €)
  • Đợt thăm quan cuối và bán vé: 45 phút trước khi đóng cửa

Tỷ giá vào ngày 11.02.2019: 1 € = 26237.743 VND (viết tắt: 1 € 26.000 VND)

Để biết thêm thông tin, bạn có thể truy cập vào trang chủ của Tháp Tài chính BITEXCO.

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh

 Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tại thành phố Hồ Chí Minh
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tại thành phố Hồ Chí Minh

Nếu là một người quan tâm đến lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là một địa điểm không thể bỏ lỡ.

Mục đích khi thành lập Bảo tàng

Bảo tàng được thành lập nhằm mục đích mô tả cuộc chiến đấu ác liệt từ thời kỳ thực dân Pháp đến hậu chiến một cách chân thực.

Bảo tàng được mở sau khi kết thúc chiến tranh chỉ vài tháng. Ban đầu, bảo tàng có tên là “Nhà trưng bày tội ác Mỹ – ngụy”. Sau đó, đổi tên thành “Nhà trưng bày tội ác chiến tranh xâm lược”. Nhưng sau khi mối quan hệ Việt Nam – Mỹ được cải thiện, Bảo tàng lại đổi tên thành “Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh” như hiện nay.

Không gian bên trong bảo tàng

Đầu tiên, du khách sẽ khoảng sân rộng, có trưng bày máy móc quân sự Mỹ như xe tăng, máy bay trực thăng… Một số món đồ chiến tranh khác cũng được trưng bày ở đây như đạn, pháo…

Ở tầng trệt, hình ảnh và tên của một số nhân vật nổi tiếng ủng hộ Việt Nam kháng chiến sẽ được giới thiệu ở đây. Trọng tâm của buổi triển lãm ở tầng này là tội ác của Mỹ và cải thiện nhận thức của người xem về cuộc chiến tranh Việt Nam.

Ở các tầng khác là vô số các hình ảnh, mẩu báo tập trung thể hiện những hậu quả chiến tranh, hậu quả của chất độc màu da cam cho trẻ em và người lớn. Ở đây cũng trưng bày rất nhiều công cụ tra tấn độc ác.

Tầng trên là 250 bức ảnh về chiến tranh của nhiếp ảnh gia người Nhật Bản – Ishikawa Bunyo. Với nhiều người, đây chính là trái tim của Bảo tàng.

Những dấu tích thu thập và được trưng bày ở Bảo tàng thực sự quý giá. Chúng khiến những người đã từng chứng kiến Chiến tranh Việt Nam cũng như những người đang tìm hiểu về lịch sử Việt xúc động. Đó là lý do vì sao Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là một trong những địa điểm cảm xúc nhất trong chuyến du lịch Sài Gòn.

Giờ mở cửa và bán vé của Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh

  • Mở cửa từ Thứ Hai đến Chủ Nhật: 7h30 – 18h00
  • Người lớn: 40.000 VNĐ (≈1,50 €)
  • Trẻ em từ 6 – 16 tuổi, người cao tuổi trên 60 tuổi, người tàn tật nặng: 20.000 VNĐ (≈ 0,80 €)
  • Trẻ em dưới 6 tuổi: miễn phí

Tỷ giá ngày 11.02.2019: 1 € = 26237.743 VND (đơn giản hóa: 1 € = 26.000 VNĐ)

Để biết thêm thông tin, bạn có thể truy cập vào trang chủ của Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh.

Bưu điện trung tâm Sài Gòn

 Bưu điện trung tâm Sài Gòn
Bưu điện trung tâm Sài Gòn

Bưu điện nằm ở trung tâm thành phố, gần nhà thờ Đức Bà, được xây dựng từ năm 1886 đến 1891, khi mà Sài Gòn vẫn thuộc Đông Dương. Bưu điện có lối kiến trúc điển hình của Pháp, chịu ảnh hưởng từ thời Gothic và Phục Hưng.

Nội thất bưu điện trung tâm Sài Gòn
Nội thất bưu điện trung tâm Sài Gòn

Bưu điện là một công trình thép, trần dạng mái vòm cao cho cảm giác hoài cổ. Khi bước vào bên trong, bạn sẽ thấy 2 tấm bản đồ lớn, chúng được vẽ ngay sau khi xây dựng xong bưu điện. Bản đồ bên trái có hình vòng cung, hiển thị Việt Nam và Campuchia vào năm 1892. Bản đồ bên trái có hình vuông. Đây là bản đồ Sài Gòn và khu vực xung quanh năm 1892. Bức ảnh chân dung lớn vị lãnh tụ dân tộc – Hồ Chí Minh được treo ở bức tường đối diện với cửa ra vào.

Một trong những điều thú vị nhất là trong bưu điện vẫn có một cụ già làm công việc dịch thư trong nhiều thập kỷ. Hàng ngày, cụ vẫn ngồi đó để làm công việc của mình.

Bức ảnh dưới đây là 5 bốt điện thoại xưa, giống với bốt điện thoại đỏ ở London.

Các bốt điện thoại ở bưu điện trung tâm Sài Gòn
Các bốt điện thoại ở bưu điện trung tâm Sài Gòn

Thăm quan Bưu điện trung tâm là một lựa chọn không nên bỏ qua. Chuyến thăm chỉ mất chừng 5 phút nhưng nó như một cuộc hành trình quay ngược thời gian rất thú vị.

Khu phố Hoa ở Sài Gòn

 Khu phố Hoa ở Sài Gòn (Chợ Lớn)
Khu phố Hoa ở Sài Gòn (Chợ Lớn)

Khu phố Hoa nằm ở Quận 5, mở rộng 1 chút về Quận 6. Đây là nơi tập trung đông người Hoa nhất ở Việt Nam. Tại đây, du khách sẽ được khám phá các kiến trúc cổ và bầu không khí như ở Trung Quốc thực sự.

Du khách có thể đi dạo qua các con phố ở khu phố Hoa hoặc Chợ Lớn, ghé thăm nhà hàng Trung Quốc. Bạn cũng có thể vào các hiệu thuốc với rất nhiều phương thuốc tự nhiên trong y học Trung Quốc. Nơi đây cũng có rất nhiều ngôi đền nổi tiếng.

Lịch sử

Khu phố Hoa từng là một thành phố riêng. Nhưng do quá trình đô thị hóa những năm 1930 đến 1950, “thành phố người Hoa” hợp nhất với Sài Gòn, trở thành 1 quận của Sài Gòn.

Đến năm 1698, khá nhiều người Trung Quốc di cư khỏi đất nước để thoát khỏi sự cai trị của nhà Thanh. Họ đến đây là thành lập lên Khu phố Hoa. Từ lúc có người Trung từ Cù Lao Phố nhập cư ở đây vào năm 1776 thì nơi đây sầm uất hơn. Khu thương mại lớn ra đời. Người Việt đặt nơi đây là “Chợ Lớn”. Chợ Lớn trở thành nơi định cư của người Tàu. Ngôi làng này ngày càng mở rộng hơn. Vào ngày 6/6/1865 thành phố Chợ Lớn được thành lập.

Vào ngày 27/4/1931, tổng thống Pháp đã ký sắc lệnh hợp nhất thành phố Sài Gòn và thành phố Chợ Lớn thành một đơn vị hành chính mới với tên gọi là khu Sài Gòn – Chợ Lớn. Đến năm 1955 người Pháp rút khỏi Việt Nam, một năm sau tên gọi này được đổi thành đô thành Sài Gòn.

Trong chiến tranh Việt Nam, người Mỹ biến khu phố Hoa thành khu chợ đen thịnh vượng. Thế kỷ XX, Chợ Lớn nổi tiếng là hộp đêm và chợ đen. Nhưng khi miền Bắc thống nhất thì tình trạng này không còn. Ngày nay, nơi đây trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng, thu hút nhiều du khách đến từ Trung Quốc và Đài Loan.

Các địa điểm tham quan khu phố Hoa Sài Gòn

Các điểm tham quan nổi tiếng của khu phố Hoa phân bố rộng khắp từ quận 5, quận 6 cho đến quận 11. Dưới đây là 3 địa điểm nổi bật của khu phố Hoa: Đền Thiên Hậu, nhà thờ Cha Tam, chợ Bình Tây.

Đền Thiên Hậu

 Đền Thiên Hậu Chợ Lớn Sài Gòn
Đền Thiên Hậu Chợ Lớn Sài Gòn

Tuy không phải là địa điểm du lịch đón quá nhiều khách du lịch, nhưng Đền Thiên Hậu là một ngôi đền linh thiêng giữa đất Sài Gòn mà bạn nên ghé thăm. Thiên Hậu Thánh Mẫu giữ vai trò bảo vệ cả biển cả. Năm 1976, ngôi chùa được xây dựng để tưởng nhớ bà. Những người tị nạn Trung Quốc sau khi vượt biên giới thành công đã đến đây để cảm tạ bà vì giúp họ an toàn trước sóng biển.

Mái của ngôi đền có thiết kế đậm nét kiến trúc Trung Hoa đầu cong nhẹ, lợp bằng lớp ngói ống. Nhiều họa tiết trang trí đền toát lên tôn giáo đặc trưng của người Hoa. Đèn lồng đỏ và mô hình bằng gỗ nhà hát Trung Hoa được trải dài khắp mặt sảnh rộng.

Bên trong ngôi đền nổi bật với khoảng sân rộng, phía cuối là là bàn thờ thần Thiên Hậu. Một lư hương lớn với hàng ngàn cây nhang đang cháy nổi bật ở sân. Ngôi đền toát lên vẻ đẹp trang nghiêm. Mùi thơm của nhang, tiếng chuông và những lời cầu khấn hiện hữu ở khắp mọi nơi.

 Lư hương lớn trong đền Bà Thiên Hậu
Lư hương lớn trong đền Bà Thiên Hậu

Sẽ rất may mắn nếu bạn ghé thăm đền đúng vào thời điểm của các nghi lễ tôn giáo lớn. Lúc này, bạn sẽ được tận mắt chứng kiến phong tục tôn giáo của cư dân nơi đây. Nếu có hướng dẫn viên du lịch đi cùng, họ sẽ giúp bạn hiểu hơn về lễ hội: vai trò và ý nghĩa của các vị thần khác nhau.

Giờ mở cửa:  Từ thứ Hai đến chủ Nhật: 08h00 đến 16h30.

Địa chỉ:  710 Nguyễn Trãi, Phường 11, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Nhà thờ Cha Tam (Nhà thờ Thánh Phanxicô Xaviê)

Nhà thờ Cha Tam được hoàn thành vào năm 1990 cho người Việt gốc Hoa theo đạo Công giáo. Nhà thờ cách chợ Bến Thành khoảng 6 km, nếu di chuyển bằng oto thì mất khoảng 20 phút.

Năm 1898, số người Trung Hoa theo đạo Công giáo ngày càng tăng. Giám mục Jean Dépierre nhận thấy điều này. Ông cử linh mục Pierre d’ Assou có tên Hoa là Đàm Á Tố đọc sang tiếng Việt là Cha Tam tới Chợ Lớn.

 Nhà thờ Cha Tam Chợ Lớn Sài Gòn
Nhà thờ Cha Tam Chợ Lớn Sài Gòn

Cha Tam tiến hành xây dựng ngôi thánh đường vào năm 1900 cho cộng đồng Công giáo người Hoa. Nhà thờ được khánh thành vào tháng 1 năm 1902 và mang tên vị linh mục này. Xung quanh nhà thờ, Cha Tam cho xây dựng trường học, trường mẫu giáo, trường nội trú và nhà cho thuê.

Nhà thờ Cha Tam có một tháp chuông cao 38m và bức tượng của thánh Phanxicô Xaviê. Cổng nhà thờ xây kiểu Tam Quan, cửa lớn chính giữa dành cho các nhân vật đặc biệt và hai lối vào phụ nhỏ cho người dân thường. Điều này thể hiện phong cách kiến trúc đặc trưng của người Trung Hoa. Mái lợp ngói âm dương.

Cổng tam quan nhà thờ Cha Tam Chợ Lớn Sài Gòn
Cổng tam quan nhà thờ Cha Tam Chợ Lớn Sài Gòn

Ngay từ lối vào bạn sẽ cảm nhận được lối kiến trúc mang đậm nhà thờ Công giáo. Công trình sở hữu thiết kế kiểu mái cong đặc trưng của người Trung Hoa, dưới đặt bức tượng Đức Mẹ. Một cây thánh giá được đặt trên mái, thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa lối kiến trúc Trung Hoa và Kitô giáo.

Thiết kế nội thất nhà thờ Cha Tam
Thiết kế nội thất nhà thờ Cha Tam

Nhìn một cách tổng thể thiết kế nhà thờ theo lối kiến trúc Gothic. Tuy nhiên yếu tố văn hóa người Trung Hoa vẫn được coi trọng. Điều này thể hiện ở: bốn cây cột nơi chính điện sơn đỏ, trên cây thánh giá treo một vòng tròn lớn có khắc chữ Hán. Nụ sen trên mái nhà và các chi tiết khác tuân theo quy tắc của Ngũ hành và Âm dương.

Nội thất nhà thờ sơn màu trắng và xanh bạc hà để mang đến bầu không khí dễ chịu cho du khách. Lịch sử ghi rằng ngôi mộ của Cha Tam được xây dựng tại lối đi chính của nhà thờ.

Ngày nay, nhà thờ Cha Tam là một trong những nhà thờ hoạt động nổi bật nhất ở Sài Gòn. Giáo xứ thu nạp 3000 người Việt và 2000 người Trung Quốc.

Giờ mở cửa nhà thờ:

Mở cửa: Thứ Hai – Chủ Nhật từ 07h đến 12h, 14h đến 18h và 19h đến 21h.

Địa chỉ: 25 Học Lạc, Phường 14, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Chợ Bình Tây – Sài Gòn

 Chợ Bình Tây Sài Gòn
Chợ Bình Tây Sài Gòn

Chợ Bình Tây được xây dựng vào thế kỷ 19. Chợ là một tòa nhà hai tầng, có 11 lối vào từng quầy hàng trong chợ. Ngay cạnh chợ là bến xe Chợ Lớn và bến xe Miền Tây. Đây là hai trung tâm giao thông chính của thành phố Hồ Chí Minh. Nên việc di chuyển của du khách khá thuận lợi.

Chợ được sơn màu vàng sáng toàn bộ. Trên lối chính treo nhiều lá cờ sặc sỡ cùng với những chiếc ô muôn sắc. Điều đó tạo nên sức hút từ xa cho khu chợ sầm uất này. Mái hiên tầng hai có màu xanh, tương phản với màu vàng của tường càng làm tăng thêm vẻ lôi cuốn ngay từ cái nhìn đầu tiên. Nằm đối diện hai bên mái nhà là hình ảnh rồng được chạm khắc tinh xảo. Phía chóp tầng là chiếc đồng hồ lớn. Thiết kế này khá giống với Ủy ban Nhân dân Thành phố.

Bên trong chợ rất náo nhiệt và ồn ào. Ở đây, bạn có thể mua mọi thứ hàng hóa: quần áo, vải, thực phẩm, đồ gia dụng, trang sức, tranh lụa, đèn, đồ mây,…

Chợ Bình Tây là khu chợ duy nhất có sân và vườn hoa giữa chợ. Chính giữa chợ có tượng đài ông Quách Đàm – người xây dựng lên khu chợ này. Phía trước tượng đài là lư hương lớn để các thương nhân thắp nhang cầu nguyện mọi sự may mắn trong kinh doanh.

Giờ mở cửa: từ thứ hai đến chủ nhật, 06h đến 19h

Địa chỉ: 57a Tháp Mười, Phường 2, Quận 6, Hồ Chí Minh, Việt Nam

Nhà hát lớn (Nhà hát thành phố Hồ Chí Minh)

 Nhà Hát Lớn Sài Gòn
Nhà Hát Lớn Sài Gòn

Năm 1898, nhà hát lớn được khởi công bởi kiến ​​trúc sư người Pháp có tên là Eugene Ferret. Hầu hết vật liệu xây dựng được nhập khẩu từ Pháp, điển hình như đồ trang trí, tượng trang trí bằng đá tại khu vực lối vào hoặc đèn chùm và sàn đá sàn đá granit lát vỉa hè sáng bóng. Nhìn từ xa, nhà hát tựa như một cổng thành uy nghiêm. Khán phòng có sức chứa 468 chỗ ngồi, thiết kế hình bầu dục đặc biệt tạo tầm nhìn thuận lợi cho khán giả.

Rất nhiều sự kiện và hoạt động văn hóa lớn của cả nước diễn ra ở đây. Nếu có thời gian, bạn nên tới nhà hát để thưởng thức và ngắm nhìn kiến trúc bên trong của Nhà Hát Lớn. Trong đó, À Ố Show ” tại Nhà hát lớn là một chương trình xiếc đặc sắc khiến người xem nổi da gà với các tiết mục khiêu vũ, nhào lộn trong nhiều thể loại âm nhạc. Đây là chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc khi pha trộn nét hiện đại và truyền thống. Trong không gian sân khấu nhỏ, chương trình diễn ra 1 tiếng đã khắc họa được cuộc sống dung dị của người Việt. Đó là sự phát triển từ một quốc gia nông nghiệp đến đô thị hóa.

Thông tin thêm có sẵn tại https://www.luneproduction.com/ao-show.

Chợ Bến Thành

 Chợ Bến Thành Sài Gòn
Chợ Bến Thành Sài Gòn

Bến Thành là một trong những khu chợ thương mại lớn sầm uất ở Việt Nam. Chợ được xây dựng vào năm 1914 bởi người Pháp. Chợ Bến Thành là khu chợ lớn nhất ở Sài Gòn, có vị trí trung tâm giao thông chính của thành phố. Trung bình mỗi ngày chợ có khoảng 10.000 khách, với quy mô 1450 quầy hàng và 6000 nhà bán lẻ nhỏ.

Các mặt hàng tại chợ Bến Thành

 Các mặt hàng tại chợ Bến Thành
Các mặt hàng tại chợ Bến Thành

Đến chợ, bạn có thể mua tất cả mọi thứ từ thực phẩm, thuốc lá, giày dép, mũ, vật nuôi, dụng cụ, vải, đồ dệt may, hàng thủ công, đồ lưu niệm… Chợ chủ yếu phục vụ đối tượng các khách du lịch. Chợ ở trung tâm thành phố nên giá ở đây luôn cao hơn so với khu chợ khác. Bạn cần biết mặc cả để được giá hợp lý.

Ở khu vực ăn uống, chợ có rất nhiều món ăn đặc trưng của người miền Nam Việt Nam. Chợ có nhiều thức ăn lạ, phong phú được làm từ ếch, ốc và thậm chí là não động vật. Người Châu Âu thường kiêng không ăn bởi chúng gây khó tiêu, nhưng đối với người Việt thì không.

Sự phân bổ các mặt hàng hóa

Chợ có tổng diện tích 13.056m², gồm 4 cửa chính và 12 cửa phụ được phân bổ đều theo cả bốn hướng.

Cổng chính của chợ nằm ở Cửa Nam nhìn ra quảng trường Quách Thị Trang. Cổng chính có biểu tượng tháp đồng hồ ba mặt. Bên trong là các mặt hàng quần áo, vải, đồ dệt may và đồ khô như trái cây, cá, thảo mộc,… Đối diện cổng chính là ga xe lửa. Cho đến nay, hầu như tất cả các tuyến xe bus thành phố đều bắt đầu và kết thúc ở đây.

Ở Cửa Bắc tập trung các gian hàng bán hoa và rau quả tươi. Nếu bạn muốn mua đồ ngọt và mỹ phẩm, bạn hãy đi đến Cửa Đông của chợ. Ở Cửa Tây lại thu hút với các mặt hàng giày dép, hàng mỹ nghệ, đồ trang trí, đồ lưu niệm,…

Chợ đêm chợ Bến Thành

 Chợ đêm Bến Thành Sài Gòn
Chợ đêm Bến Thành Sài Gòn

Các gian hàng chợ đêm được bày bán bắt đầu vào lúc 6h tối. Nhưng đến 7h chợ bắt đầu mở cửa đón khách. Mặc dù giá cả sẽ đắt hơn ở các gian hàng chính trong chợ nhưng khu chợ đêm lại có hàng hóa phong phú hơn.

Giờ mở cửa

  • Gian hàng trong chợ: Từ thứ Hai đến  Chủ Nhật (bắt đầu từ 07h đến 19h)
  • Chợ đêm: Từ thứ Hai đến Chủ Nhật( bắt đầu từ 19h đến 24h)

Ủy ban Nhân dân Thành phố Sài Gòn

 Tòa Thị Chính cũ của Sài Gòn
Tòa Thị Chính cũ của Sài Gòn

Ủy ban Nhân dân Thành phố được xây dựng từ năm 1898 đến 1909 theo phong cách thuộc địa điển hình. Tòa nhà do kiến trúc sư Femand Gardès người Pháp thiết kế dựa theo kiến ​​trúc Phục hưng của Pháp và Ý. Đây là tòa nhà lâu đời nhất, lớn nhất và đẹp nhất mà người Pháp xây dựng tại Việt Nam. Vì vậy, nơi đây được coi là một trong những công trình quan trọng nhất của thành phố Hồ Chí Minh.

Mặt tiền tòa nhà được trang trí bởi các họa tiết tinh tế và nổi bật, gợi liên tưởng đến một lâu đài. Bởi vậy, nó được vinh danh với tên gọi “Hôtel de Ville”. Tương tự như các tòa nhà thuộc địa khác, công trình phủ lớp sơn vàng bóng kết hợp với các chi tiết nhấn nhá màu trắng kem.

Trước đây, “Hôtel de Ville” được coi là trụ sở của chính quyền của thực dân, đến nay nó trở thành Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 1975, tên của tòa thị chính được đổi thành Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Bạn chỉ có thể chụp ảnh tòa nhà từ bên ngoài. Vào buổi tối, tòa thị chính nổi bật với ánh sáng rực rỡ từ mọi phía tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp trong bầu trời đêm. Đây cũng là điểm chụp ảnh yêu thích của các nhiếp ảnh gia. Quảng trường trước Tòa thị chính là nơi gặp gỡ của nhiều bạn trẻ. Ngay cả những cặp đôi đang yêu cũng chọn nơi này là điểm dừng trước khi tìm đến một nơi khác. Việc đi vào bên trong để chiêm ngưỡng kiến trúc nội thất là không được phép.

Vào dịp tết Nguyên Đán, công trình này chính là nơi diễn ra chương trình chiếu hình ảnh 3D, kèm theo đó là âm nhạc sôi động – một cảnh tượng ấn tượng mà bạn không nên bỏ lỡ.

Dinh Thống Nhất (Dinh Độc Lập)

 Dinh Thống Nhất Sài Gòn
Dinh Thống Nhất Sài Gòn

Trước tháng 11 năm 1975, tòa nhà này mang tên Dinh Độc Lập nhưng sau khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam thì đổi thành Dinh Thống Nhất. Đây được coi là tòa chính phủ cũ và trung tâm chỉ huy của miền Nam Việt Nam. Công trình được xây dựng vào năm 1963 và hoàn thành vào năm 1967. Đây là nơi sinh sống của gia đình tướng Nguyễn Văn Thiệu.

Dinh Thống Nhất gắn liền với các sự kiện chính trị, thay vì là chiến tranh. Do đó, nơi đây không ảm đạm như trong Bảo tàng Chứng Tích Chiến Tranh. Ghé thăm Dinh Thống Nhất sẽ giúp bạn hiểu hơn về lịch sử cũng như kiến trúc đặc trưng của cộng sản. Thời gian để thăm thú bên trong Dinh kéo dài chừng 2 tiếng.

Khám phá Dinh Thống Nhất bằng cách nào?

Tại bàn thông tin có bản đồ tiếng Anh và tiếng Pháp miễn phí. Mọi lối đi và các thông tin kèm theo đều được hướng dẫn chi tiết. Đây là công cụ hữu ích đối với nhiều người, giúp bạn hiểu sâu hơn về lịch sử. Nhưng một số người vẫn cần sự trợ giúp từ hướng dẫn viên du lịch. Nhờ vậy, việc trải nghiệm từng căn phòng trong Dinh sẽ thuận lợi hơn.

Lịch sử của Dinh Thống Nhất

Dinh Thống Nhất trước đây là trụ sở của chính quyền của nhiều quan chức thuộc địa và lãnh đạo Việt Nam.

Năm 1863, dinh bằng gỗ được xây dựng chính tại nơi đây. Đến năm 1868, dinh mới được xây dựng theo bản vẽ do kiến trúc sư người Pháp phác thảo mang phong cách hiện đại của Napoleon. Đến năm 1873 việc xây dựng được hoàn thành. Trong những năm 1871-1887, các thống đốc Pháp đã sử dụng dinh làm nơi ở, đó là lý do tại sao dinh còn có biệt danh là cung điện Gouvaneurs. Lúc này, Việt Nam vẫn chia thành hai miền Nam – Bắc.

Năm 1954, dinh được người Pháp bàn giao lại cho tướng Ngô Đình Diệm. Ông quyết định đổi tên dinh thành Dinh Độc Lập sau khi được bổ nhiệm làm Tổng thống Việt Nam Cộng hòa (miền Nam Việt Nam). Tuy nhiên, ngày 27 tháng 2 năm 1962, cung điện này đã bị đánh bom bởi hai phi công thuộc quân lực Việt Nam. Không thể khôi phục nên Diệm phải xây dựng một cung điện mới.

Cung điện mới được thiết kế bởi kiến ​​trúc sư người Việt là Ngô Viết Thu. Năm 1963, Diệm bị ám sát trong một cuộc đảo chính khi dinh đang còn xây dựng dở dang.

Vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, một chiếc xe tăng Bắc Việt Nam đã phá vỡ cổng của cung điện và đánh dấu sự kết thúc của Chiến tranh Việt Nam. Tháng 11 năm 1975, cuộc đàm phán giữa Bắc và Nam Việt Nam đã quyết định đổi tên dinh thành Dinh Thống Nhất. Ngày đất nước chính thức thống nhất hai miền Nam và Bắc là ngày 2 tháng 7 năm 1976.

Ngày nay, Dinh Thống Nhất là một biểu tượng của Sài Gòn. Hàng năm, dinh thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước. Đôi khi, dinh còn là nơi tổ chức các sự kiện lớn.

Kiến trúc

Nếu như vẻ ngoài của dinh khá đơn giản thì nội thất bên trong lại hoàn toàn ngược lại.

 Thiết kế phòng khách của Dinh Thống Nhất Sài Gòn
Thiết kế phòng khách của Dinh Thống Nhất Sài Gòn

Sau khi Cung điện Pháp bị đánh bom, kiến ​​trúc sư Việt Nam Ngô Viết Thụ được giao nhiệm vụ thiết kế một cung điện mới. Ông đã xây dựng cung điện theo phong cách kiến ​​trúc thập niên 70, đậm nét Phương Đông với đường nét tinh tế, ô cửa sổ lớn nổi bật cá tính dân tộc. Cung điện có một hệ thống thông gió thông minh nên bên trong khá mát mẻ.

 Phòng tiếp tân của Dinh Thống Nhất Sài Gòn
Phòng tiếp tân của Dinh Thống Nhất Sài Gòn

4 tầng trên là các gian phòng sinh sống và làm việc của các nhà chính trị. Ở dưới là sảnh lớn và một tầng hầm. Chỗ này là nơi lưu giữ lại các phương tiện (xe tăng, Benz cũ, xe jeep, máy bay trực thăng cũ). Bên trong dinh được trang trí bởi các bức tranh tường, thảm, đồ nội thất được bày trí một cách tinh tế,…

Trong Dinh còn thiết kế rạp chiếu phim, sòng bạc và quán bar tiện lợi. Trong khi bên ngoài xảy ra cuộc tàn sát khốc liệt bởi chiến tranh thì bên trong mọi người vẫn vui vẻ giải trí. Trong công viên những chiếc xe tăng T52 cũ với máy bay phản lực Mỹ bị bắt được bảo quản và trưng bày cẩn thận.

Giờ mở cửa và phí vào cửa

Mở cửa từ thứ Hai đến chủ Nhật (07h30 – 11h và 13h – 16h)

  • Người lớn: 30.000 VNĐ (1,20 Euro)
  • Sinh viên: 15.000 VNĐ (€ 0,60)
  • Trẻ từ 6-17 tuổi: 5.000 VNĐ (≈ 0,20 €)

Địa chỉ: 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Quán Café view đẹp ở chung cư Sài Gòn

 Chung cư café Sài Gòn
Chung cư café Sài Gòn

Quán Café chung cư trên đường 42 Nguyễn Huệ là một trong những điểm thu hút độc đáo nhất của Sài Gòn. Tòa nhà 9 tầng tập trung rất nhiều quán cà phê và cửa hàng. Tất cả các quán cà phê đều hướng về phía tây nam và có ban công view tuyệt vời ra khu vực dành cho người đi bộ và sông Sài Gòn. Mỗi quán cà phê được trang trí lãng mạn và độc đáo.

Nên uống loại café nào ngon nhất?

Người Việt rất yêu thích café Việt, bởi chúng có hương vị rất mạnh, không chứa axit. Với người nước ngoài thì nên dùng “café sữa đá hay café sữa”. Ở Việt Nam, sữa sẽ được thêm vào cafe thay vì chỉ để làm bánh như ở phương Tây. Bạn có thể yêu cầu chủ quán mang sữa và café để riêng. Như vậy bạn có thể cho liều lượng tùy sở thích.

Trên mỗi tầng, các cửa hàng riêng lẻ sẽ đặt bảng chỉ dẫn riêng với các menu tương ứng. Không có bảng chỉ dẫn chung cho cả tòa nhà.

Lối đi và bãi đậu xe

 Cầu thang duy nhất của chung cư café Sài Gòn
Cầu thang duy nhất của chung cư café Sài Gòn

Các quán café ở đây giống như một khu ký túc xá thật thụ chứ. Cả khu nhà chỉ có duy nhất một cầu thang dẫn lên các tầng, phía bên trái hiệu sách Fahasa. Bạn có thể đi thang máy với giá 3.000 VNĐ (≈ 0,10 €) mỗi chuyến. Những chi phí này sẽ được chủ quán hoàn lại khi bạn thanh toán hóa đơn. Cách đơn giản là bạn xuất trình hóa đơn thang máy khi thanh toán với chủ quán. Lucky Plaza cung cấp chỗ đậu xe với giá 5.000 đồng (€ 0,20). Giá cà phê ở đây được đánh giá là hợp lý nhưng không được rẻ cho lắm.

Lịch sử

Chung cư Café Sài Gòn: Quân đội Hoa Kỳ và các quan chức cao cấp của miền Nam Việt Nam
Chung cư Café Sài Gòn: Quân đội Hoa Kỳ và các quan chức cao cấp của miền Nam Việt Nam

Năm 1960 tòa nhà chính thức được xây dựng. Ban đầu, nơi đây là nhà của quân đội Mỹ và các công chức cao cấp của miền Nam Việt Nam. Sau khi Sài Gòn sụp đổ, một số căn hộ đã được trao cho nhân viên của xưởng đóng tàu Ba Son, nằm ở biên giới quận 1.

Vào năm 2015, đường Nguyễn Huệ trở thành đường đi bộ khiến cho giá bất động sản nơi đây tăng vọt. Các công nhân nhà máy đóng tàu đã cho thuê lại tất cả các căn hộ của họ với giá cao. Mặc dù hoạt động kinh doanh ở căn hộ đã bị nhà nước cấm hoạt động nhưng thực tế đến nay chúng vẫn hoạt động, chỉ là không biết tồn tại được bao lâu.

Giờ mở cửa: Tất cả các quán mở cửa hàng ngày, cả chủ nhật và ngày lễ từ 8h đến 22h

Địa chỉ:  42 Nguyễn Huệ, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Hồ Con Rùa

Hồ Con Rùa ở Sài Gòn tuy không thật sự là điểm hút khách du lịch nhưng đáng để bạn ghé thăm. Hồ Con Rùa là hồ nhân tạo, nằm giữa nơi giao nhau của các trục đường. Hồ được xây dựng năm 1975 theo hướng Đông và phương Tây.

Truyền thuyết về Hồ Con Rùa

 Không gian thư giãn của Hồ Con Rùa
Không gian thư giãn của Hồ Con Rùa

Hồ Con Rùa là tên gọi được đặt theo tiếng Đức. Nhưng thực tế không giống như Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội ở đây không có bất cứ loài rùa nào sinh sống. Tên gọi này gắn liền với huyền thoại ly kỳ. Hồ có tác dụng trấn long mạch giúp sự nghiệp tổng thống phát triển bền vững.

Một trong những câu chuyện kể về một bậc thầy địa lý cao tay đến gặp tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Ông sinh sống tại Dinh Độc Lập trên đất long mạch, trấn ngay vị trí đầu rồng, phần đuôi nằm ở vị trí Hồ Con Rùa. Để giữ gìn hòa bình của đất nước và sự nghiệp chính trị của tổng thống cần phải dùng con rùa lớn trấn yểm đuôi rồng. Kết quả là, vào năm 1967, tổng thống đã xây dựng một hồ nước hình bát giác, phỏng theo bát quái cổ. Ở hồ là hình tượng con rùa bằng hợp kim đội bia, cột bê tông như chiếc đinh đóng xuống ghim đuôi rồng.

Vụ án Hồ Con Rùa sau khi thống nhất

Sau khi thống nhất, nằm 1978, Hồ Con Rùa đã bị phá hủy trong một vụ nổ. Đây là hành động của những người phản đối chính quyền mới. Nhưng chính phủ mới không không tin vào câu chuyện con rồng, nên không có con rùa mới nào được xây dựng. Con rùa không còn nên hồ được đổi tên thành Quảng trường quốc tế. Tuy nhiên mọi người vẫn quen gọi là Hồ Con Rùa thay cho tên chính thức. Một số người thậm chí tin rằng cây cột chính ở giữa hồ được cho là một thanh kiếm vô hiệu hóa vĩnh viễn đuôi rồng.

Nơi tụ tập của giới trẻ

Ngày nay, hồ là nơi tụ tâp chủ yếu của giới trẻ. Họ ngồi thư giãn trên hành hồ, ăn uống và tận hưởng giây phút quây quần bên nhau. Trong chuyến thăm quan thành phố, bạn có thể ghé đến đây để thư giãn và thưởng thức món kem ngon.

Cầu Ánh Sao

 Cầu Ánh Sao Sài Gòn
Cầu Ánh Sao Sài Gòn

Cầu tọa lạc tại khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, Quận 7. Đây là cây cầu đi bộ hiện đại nhất ở Việt Nam. Với người Việt, Phú Mỹ Hưng được coi là hình ảnh của đất nước Singapore thu nhỏ. Nơi đây dành cho giới đại gia giàu có.

Cầu Ánh Sao đẹp nhất vào lúc hoàng hôn và buổi tối. Nhiều gia đình đưa con nhỏ đi dạo trên cầu vào ngày cuối tuần hoặc dịp lễ. Nơi đây cũng là địa điểm hẹn hò lý tưởng của cặp đôi uyên ương.

Điểm nổi bật của cây cầu

Khởi công xây dựng vào tháng 5 năm 2009, cầu được thiết kế với chiều dài 170m, rộng 8,3m bởi kiến ​​trúc sư người Trung Quốc. Cầu được đưa vào hoạt động chính thức từ cuối năm 2010. Đây là cây cầu hiện đại nhất và đầu tiên dành cho người đi bộ để ngắm cảnh. Trên bề mặt cầu được thiết kế với các ánh đèn led khiến mọi người liên tưởng đến một con đường đầy sao lấp lánh.

Nhìn từ xa, cây cầu giống như một ngôi sao băng. Dọc hai bên hông cầu là hệ thống phu nước, ánh sáng 7 màu liên tục thay đổi. Với thiết kế đặc biệt với hệ thống phun nước, công nghệ đèn led thông minh, cây cầu mang diện mạo thú vị và đặc biệt, nó trở thành biểu tượng của thành phố Hồ Chí Minh.

Địa chỉ

Cầu Ánh Sao tọa lạc ở quận Tân Phú, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Cách trung tâm thành phố khoảng 18 km về phía Đông Nam

Phố Tây Ba Lô

Phố Tây Ba Lô Sài Gòn
Phố Tây Ba Lô Sài Gòn

Phố Tây Ba Lô thuộc quận 1 của thành phố Hồ Chí Minh, nằm giữa đường Phạm Ngũ Lão và đường Đề Thám. Đây là nơi nhiều hội tụ của rất nhiều du khách quốc tế. Khu phố có nhiều cửa hàng nhỏ để mua sắm, quán cà phê, nhà hàng và quán bar, đặc biệt là nhiều món ăn đường phố được bán trên các xe đẩy hoặc trong các cửa hàng cố định.

Tất cả các con đường nhỏ trong khu phố Tây Ba Lô đều kết nối với đường lớn. Hoạt động ở khu phố rất náo nhiệt, đặc biệt là vào ban đêm.

Sài Gòn về đêm

Trước đây, Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn hóa Châu Âu bởi người Pháp cùng với đó là sự thịnh vượng, náo nhiệt của người Mỹ. Cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, chế độ Sài Gòn sụp đổ, đế quốc Mỹ đã rời khỏi đất nước Việt Nam và chế độ cộng sản miền Bắc Việt Nam. Cuộc sống về đêm nổi tiếng của Sài Gòn đã bị xóa bỏ.

Sự thịnh vượng của quán bar và câu lạc bộ trên đường phố Rue Catinat biến mất chỉ sau một đêm – thời kỳ này kéo dài hơn 25 năm. Nhưng theo thời gian, cuộc sống về đêm của Sài Gòn đã trở lại thời kỳ huy hoàng trước đây nhưng khó có thể phát triển như xưa vì chính sách thay đổi năm 2006. Các quán bar và câu lạc bộ vẫn nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền.

Ngày nay, “Hòn ngọc phương Đông” – Sài Gòn là một đô thị kinh doanh sôi động và mới nổi. Cuộc sống về đêm không xa đọa như thời của những người ủng hộ Mỹ. Các câu lạc bộ và vũ trường của thành phố được trang trí chủ yếu bằng neon huỳnh quang, khung cảnh hộp đêm trước đây nhường chỗ cho những ly cocktail đắt tiền.

Cuộc sống về đêm của Sài Gòn bắt đầu vào khoảng 9 giờ tối và kết thúc sớm khoảng 1 giờ sáng. Sôi động nhất là ở phố tây ba lô Phạm Ngũ Lão.

Để nhận diện quán cà phê, nhà hàng, quán bar, câu lạc bộ hoặc sàn nhảy là điều không hề dễ dàng. Một số quán cà phê là điểm yêu thích của người Pháp vào ban ngày nhưng khi về đêm nơi đây trở thành một quán bar sôi động. Nơi đây chủ yếu là cung cấp dịch vụ hơn là âm nhạc và đồ uống. Trong sân hoặc tầng thượng tồn tại một nhà hàng liên kết hoặc một quán bar.

Lời khuyên khi đi du lịch thành phố Hồ Chí Minh

Từ sân bay Hồ Chí Minh đến trung tâm thành phố

 Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất

Cách đi

Hiện nay, Vietnam Airlines là hãng hàng không duy nhất khai thác chuyến bay trực tiếp từ sân bay Frankfurt am Main đến Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh. Chuyến bay thẳng mất khoảng 11 tiếng.

Các chuyến bay khác có thể là Thai Airways có điểm dừng tại Bangkok và Qatar Airlines với điểm dừng tại Doha hoặc Singapore Airlines với điểm dừng tại Singapore. Thứ tự sắp xếp theo mức giá vé tăng dần. Vì vậy, bạn nên lựa chọn Thai Airways hoặc Qatar Airways.

Bạn có thể làm gì ở sân bay Bangkok và Doha?

Ở Doha giá đồ ăn và café rất đắt. Một cốc latte macchiato có chi phí chừng 8 €. Hầu hết các quán cà phê nhỏ chỉ thanh toán bằng USD. Trong các cửa hàng lớn hơn, bạn mới có thể thanh toán bằng euro. Trong sân bay của Doha chủ yếu là các cửa hàng với các mặt hàng xa xỉ (trang sức cao cấp, đồng hồ, nước hoa, mỹ phẩm, …). Nếu bạn chỉ muốn thư giãn thì bạn nên chọn một trong số phòng thư giãn trải dọc ngoài cổng. Nơi đây cũng có phòng nghỉ riêng cho nam và nữ. Ở đây cũng có ghế da thoải mái và rộng có thể điều chỉnh theo ý muốn để bạn sử dụng.

Sân bay của Bangkok có giá rẻ hơn rất nhiều. Ở đây bạn có thể lựa chọn mua từ các mặt hàng cao cấp đến thứ bình dân. Ở Bangkok, bạn nên đổi tiền trước vì một số cửa hàng chỉ chấp nhận USD và còn lại thì các cửa hàng chỉ thanh toán bằng tiền baht. Thật không may, nơi đây không có phòng nghỉ tiện lợi như ở Doha.

Nơi đặt vé máy bay đến sân bay Tân Sơn Nhất?

Bạn có thể tìm hiểu và so sánh giá vé máy bay với công cụ tìm kiếm chuyến bay Skyscanner hoặc đặt vé qua các công ty du lịch Việt Nam. East Sea Travel được đánh giá là công ty du lịch nổi tiếng. Công ty có khá nhiều chi nhánh ở Việt Nam. Thường thì du khách sẽ chọn đặt vé với nhân viên Nguyễn Thùy Chi (TC)  (Di động: +49 (0) 176 – 6273 3964, Email: nguyenthuychi@eastseatravel.com) tại văn phòng ở Munich. Cô ấy rất chuyên nghiệp và xử lý mọi thứ hoàn hảo. Lưu ý: bài viết không đánh giá toàn bộ cơ quan mà chỉ muốn nói đến những nhân viên có tâm đã giúp đỡ miễn phí khi bạn có nhu cầu đặt lại vé.

Từ sân bay Sài Gòn lên thành phố

Thực tế, các sân bay luôn nằm xa vị trí trung tâm thành phố, cụ thể là thường nằm ở vùng ngoại ô. Nhưng sân bay của Thành phố Hồ Chí Minh là một ngoại lệ. Sân bay nằm ở quận Tân Bình. Chỉ cách trung tâm 8 km và vẫn ở trong thành phố.

Cách di chuyển dễ nhất đến trung tâm thành phố là bằng taxi. Chi phí di chuyển chừng 150.000 đồng (≈ 5,80 €). Bạn cần chắc chắn rằng taxi đã bật đồng hồ tính giá và hỏi giá trước khi quyết định đi. Nếu không bạn sẽ có thể bị tính giá đắt hơn thường lệ. Một chuyến đi đến trung tâm thành phố thường có giá từ 100.000-140.000 đồng (€ 3,80 – 5,40 €), tùy thuộc vào chiếc taxi 4 hay 7 chỗ ngồi.

Cách di chuyển tiết kiệm nhất là bằng xe buýt. Điểm cuối đến trung tâm là chợ Bến Thành. Tại đây bạn phải trả 5.000 đồng (≈0,20 €) mỗi người cộng với 5.000 đồng (≈0,20 €) cho hành lý.

Phương án lựa chọn đắt nhất là taxi trả trước. Tại đây, bạn phải trả một số tiền nhất định tại nhà ga và được đưa đón bởi chiếc xe riêng để tới điểm đến cụ thể. Một chuyến đi có giá khoảng 10 đến 11 euro.

Chuyến đi đến đồng bằng sông Cửu Long

 Rừng tràm Trà Sư ở An Giang
Rừng tràm Trà Sư ở An Giang

Đồng bằng Mê Kông hay đồng bằng sông Cửu Long là nằm ở khu vực tây nam Việt Nam. Đồng bằng mang tên gọi như vậy bì nó là 1 phần của sông Mê Kông, sau đó chảy ra Biển Đông. Đồng bằng sông Cửu Long được hình thành bởi sự bồi lắng phù sa nhưng ở đây tình trạng ngập lụt xảy ra khá thường xuyên. Đất đồng bằng là đất phù sa rất màu mỡ, thuận lợi phát triển các loại trái cây nhiệt đới, rau, mía và dừa đa dạng. Với lợi thế đó, đồng bằng sông Cửu Long còn được gọi là “vựa lúa phía Nam của Việt Nam”, thu hoạch lúa 3 lần một năm.

Đối với khách du lịch, đồng bằng sông Cửu Long đặc biệt hấp dẫn bởi vì sự khác biệt so với các địa danh khác của Việt Nam. Thiên nhiên tuyệt đẹp, yên bình và tĩnh lặng. Phương tiện di chuyển thường là thuyền gỗ và dĩ nhiên, bạn cũng cần đến hướng dẫn viên du lịch để có chuyến đi trọn vẹn hơn.

Ở miền Nam, hầu hết các tour du lịch đều bắt đầu từ Sài Gòn sau đó sẽ đến các địa điểm du lịch khác. Những cũng có những tour có lộ trình không bắt từ Sài Gòn và thường là do người dân địa phương dẫn tour. Nếu bạn có ý định như vậy, một địa chỉ gợi ý lý tưởng là Chambres D’Hotes MEKONG – LOGIS tại Hẻm 142 Mậu Thân, An Phú, Ninh Kiều, Cần Thơ, Việt Nam. Chủ doanh nghiệp này có cô con gái tên Linh làm cho tour du lịch rất thạo các tuyến đường qua đồng bằng sông Cửu Long, kể cả những nơi ít khách du lịch ghé thăm. Nếu bạn có kế hoạch đặt phòng, hãy trực tiếp liên hệ cho họ hoặc qua Whats App (KHÔNG phải Facebook!). Bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí tương đương với Tripadviser, Agoda hoặc booking.com vậy.

Thời tiết và thời điểm lý tưởng đi du lịch

Thời tiết ở Sài Gòn và thời điểm tốt nhất đi du lịch

 Biểu đồ khí hậu: Giờ nắng và ngày mưa ở Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn)
Biểu đồ khí hậu: Giờ nắng và ngày mưa ở Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn)

Thành phố Hồ Chí Minh mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới. Trong năm có hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa, thay vì 4 mùa như ở miền Bắc Việt Nam. Mùa mưa kéo dài từ giữa tháng 5 và tháng 11, mùa khô là giữa tháng 12 và tháng 4. Nhiệt độ cao quanh năm và rất ẩm ướt vào mùa mưa.

Nhiệt độ trung bình năm dao động từ 25 đến 27°C. Nhiệt độ cảm nhận thường cao hơn so với thực tế bởi vì độ ẩm cao. Nhiệt độ trung bình tối đa là 32-33°C. Tháng 4, tháng 5 là những tháng nóng nhất. Nhiệt độ trung bình ban ngày vào khoảng 29°C, nhưng vào một số ngày, nó có thể lên tới 40°C kể cả ở trong bóng râm.

Vào mùa khô thời tiết thường rất nóng. Người dân thường mong chờ những cơn mưa ngắn để làm dịu đi cái nóng oi bức. Nhưng vào mùa mưa, một số khu vực lại thường xuyên bị ngập lụt. Đặc biệt vào tháng 9 bạn không nên đến Sài Gòn, vì thời điểm này lượng mưa ở đây rất lớn, lên đến 300 đến 330 mm.

Thời gian tốt nhất để đến thành phố Hồ Chí Minh là vào mùa khô, từ tháng 12 đến tháng 3. Nếu bạn lo lắng về độ ẩm cao và yêu thích chút mưa, bạn nên ghé vào tháng 4 và tháng 11. Từ tháng 5 đến tháng 10, ngập lụt thường xảy ra ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, vì vậy bạn không nên đi vào thời điểm này.

Bạn có thể xem thêm thông tin về thời tiết ở Việt Nam ở đây.

Múi giờ ở Sài Gòn

Sài Gòn theo múi giờ Đông Dương, UTC+7, đi trước 7 giờ so với giờ GMT và Giờ phối hợp quốc tế.. Còn ở Đức theo múi giờ Trung Âu (CET) vào mùa đông và giờ mùa hè Trung Âu (CEST, Anh, CEST). Sự chênh lệch múi giờ giữa Việt Nam và Đức là: 6h vào mùa đông và 5h vào mùa hè.

Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về sự chênh lệch thời gian Đức và thời gian Việt Nam ở đây.

Kết luận

Thành phố Hồ Chí Minh có sự pha trộn hoàn hảo giữa nét hiện đại và văn hóa truyền thống. Nơi đây mang đến cho bạn trải nghiệm về một cuộc sống sôi động nhưng cũng có thể là nét đẹp cổ điển. Nhưng xét tổng quan, thành phố Hồ Chí Minh có cuộc sống văn minh, hiện đại, sôi động hơn hẳn các thành phố khác ở Việt Nam như thủ đô Hà Nội, Hội An – Quảng Nam. Nếu bạn muốn khám phá nét văn hóa Châu Á ngay trên Hòn ngọc Viễn Đông thì hãy ghé nơi này. Bạn sẽ dược thư giãn và lấy lại tinh thần sau chuyến bay dài và làm quen với khí hậu nhiệt đới, giao thông, thức ăn đường phố và tiếng ồn nơi đây. Thành phố Hồ Chí Minh là điểm khởi đầu lý tưởng cho nhiều tour du lịch đến biển hoặc đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy, đây chính là 1 điểm bạn nên ghé thăm khi có ý định tới Việt Nam.

Bewerte dieses Artikel
Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.