Những mốc lịch sử phát triển và ý nghĩa Lá Cờ Việt Nam

Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc huy và biểu tượng của nhà nước. Quốc kỳ là niềm tự hào của đất nước – con người Việt Nam với màu đỏ đậm và ngôi sao vàng ở chính giữa. Lá cờ đỏ sao vàng được ra đời từ phong trào Việt Minh trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Cuối cùng, được lựa chọn làm quốc kỳ và vẫn đang được sử dụng cho đến ngày nay.

Ý nghĩa của cờ đỏ sao vàng

Ý nghĩa về màu sắc và biểu tượng của lá cờ

Quốc kỳ Việt Nam có hình ảnh ngôi sao vàng năm cánh được đặt giữa một tấm vải đỏ tươi. Màu đỏ tượng trưng cho chủ nghĩa cộng sản, nhưng cũng là màu máu của người dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Màu đỏ cũng chính là màu của cuộc cách mạng, của cuộc kháng chiến cứu nước. Màu vàng tượng trưng cho màu da người Việt. Ngôi sao năm cánh tượng trưng cho chủ nghĩa xã hội, sự đoàn kết và gắn kết của dân tộc với nhiều tầng lớp khác nhau như quân đội, công nhân, nông dân, trí thức và tầng lớp thanh niên.

Người sáng tạo ra lá cờ Việt Nam

Nguyễn Hữu Tiến được coi là người đã tạo ra lá cờ Việt Nam
Nguyễn Hữu Tiến được coi là người đã tạo ra lá cờ Việt Nam

Người thiết kế ra lá cờ Việt Nam là ông Nguyễn Hữu Tiến sinh ngày 5 tháng 3 năm 1901 tại Hà Nam, mất ngày 28 tháng 8 năm 1941 tại Hóc Môn. Ông là một nhà cách mạng Việt Nam trong cuộc chiến chống lại sự đô hộ của thực dân Pháp. Ông là người được giao nhiệm vụ thiết kế một lá cờ cho phong trào kháng chiến chống Pháp, giành độc lập dân tộc.

Tuy nhiên, ông Tiến đã không bao giờ có thể nhìn thấy lá cờ do mình thiết kế. Tháng 8 năm 1940, ông đã bị Thực dân Pháp bắt và sát hại. Trong khi đó, lá cờ với nền đỏ sao vàng chỉ được sử dụng lần đầu tiên vào ngày 23 tháng 11 năm 1940. Lá cờ được thống nhất sử dụng trong cuộc họp của Đảng Cộng Sản Đông Dương. Sự xuất hiện của lá cờ đã đánh dấu sự xuất hiện của phong trào giành độc lập.

Cho đến nay, vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng nào về việc ông Nguyễn Hữu Tiến đã thiết kế lá cờ. Tuy nhiên, trong số nhiều người, ông Tiến đã được ghi nhận với tư cách là người tạo ra lá cờ của Việt Nam.

Lịch sử hình thành và phát triển của lá cờ đỏ sao vàng

Cờ Việt Minh

Lá cờ đỏ trước đây với họa tiết ngôi sao vàng được Việt Minh – một tổ chức cộng sản đấu tranh giành độc lập sử dụng từ năm 1941 đến năm 1940. Là cờ đó được coi là dấu hiệu chống lại Thực Dân Pháp và chống lại các thế lực chiếm đóng của Nhật Bản. Tuy nhiên, ngôi sao trong lá cờ thời kỳ này có diện tích lớn hơn so với lá cờ ngày nay.

Sau khi kết thúc chiến tranh Đông Dương năm 1954, Miền Bắc Việt Nam đã giành được độc lập và chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn lá cờ đỏ sao vàng là lá cờ chính thức của Việt Nam dân chủ Cộng Hòa (ở miền Bắc Việt Nam).

 Cờ Việt Minh
Cờ Việt Minh

Lá cờ của Việt Cộng

Vào ngày 20 tháng 12 năm 1960, Việt Minh gia nhập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, còn được gọi là Việt Cộng. Lá cờ của tổ chức Việt Cộng có màu đỏ ở phía trên và nửa phía dưới có màu xanh. Ở phía trung tâm lá cờ là hình ảnh ngôi sao vàng 5 cánh. Đến ngày 1 tháng 5 năm 1975, Việt Cộng hoàn toàn giải phóng miền Nam, chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ ngày 1 tháng 5 năm 1975 đến ngày 1 tháng 7 năm 1975, quốc kỳ của Việt Cộng được sử dụng làm quốc kỳ của Việt Nam (trong khoảng 3 tháng).

Cờ Việt Cộng
Cờ Việt Cộng

Quốc kỳ chính thức

Với sự thống nhất của chính phủ Việt Nam, ngày 2 tháng 7 năm 1975, quốc kỳ Bắc việt được sử dụng làm quốc kỳ của Việt Nam. Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng đã chính thức trở thành quốc kỳ cho cả hai miền tổ quốc.

 Cờ đỏ sao vàng trước đây và hiện nay
Cờ đỏ sao vàng trước đây và hiện nay

Quốc kỳ miền Nam Việt Nam

Cờ ở Miền Nam Việt Nam
Cờ ở Miền Nam Việt Nam

Ở miền Nam Việt Nam, một chính phủ đã được thành lập để chống lại chính quyền cộng sản. Nhà nước Việt Nam (miền Nam Việt Nam) được thành lập vào năm 1948 và một lá cờ màu vàng với 3 sọc ngang màu đỏ đã được sử dụng làm quốc kỳ cho đến khi kết thúc chiến tranh tại Việt Nam. Lá cờ màu vàng này được sử dụng để làm lá cờ truyền thống của nhà Vua. Màu vàng là màu của Hoàng Đế và Nhà vua. Ba sọc đỏ tượng trưng cho 3 vùng Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ.

Quốc kỳ miền Nam Việt Nam vẫn được một số người Việt lưu vong sử dụng. Đây là những người không công nhận chế độ cộng sản cho đến ngày nay. Ở một số tiểu bang ở Hoa Kỳ, quốc kỳ miền Nam Việt Nam được công nhận là “cờ tự do và di sản của Việt Nam”. Vẫn có những cuộc đối đầu giữa người Việt Nam lưu vong và chính phủ Việt Nam nhưng đang dần thu hẹp hơn theo thời gian.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về nét độc đáo của các tôn giáo Việt Nam hiện nay.

Quốc kỳ Việt Nam theo các thời đại

Long Tinh Kỳ hay cờ Long Tinh (1802 – 1885)

Cờ Long Tinh của triều Nguyễn từ năm 1802 đến 1839
Cờ Long Tinh của triều Nguyễn từ năm 1802 đến 1839

Long Tinh Kỳ được sử dụng ở Nam Hà (còn có tên là Tràng Trọng) bởi các vị chúa Nguyễn trong khoảng từ năm 1558 đến 1802 và bởi triều Nguyễn trong khoảng thời gian từ 1802 đến 1945. Nam Hà là một khu vực ở miền Trung Việt Nam, được mở rộng về phía Nam trong thế kỷ 17. Kể từ khi thực dân Pháp tấn công lãnh thổ Việt Nam, cờ Long Kỳ đã được sử dụng như một biểu tượng cho sức mạnh của triều Nguyễn.

Lá cờ Long Tinh trông thế nào?

Long Tinh Kỳ có một vòng tròn màu  đỏ trên một tấm vải màu vàng và khung màu xanh.

Ý nghĩa của cái tên “Long Tinh Kỳ”

Trong tiếng Việt, Long có nghĩa là “rồng” – một biểu tượng của hoàng đế. Trong quan niệm của người Việt, rồng là vua của tất cả các loài động vật. Người Việt Nam tin rằng, tổ tiên của họ là loài rồng.

“Tinh” trong tiếng Việt được dùng để chỉ một ngôi sao trên bầu trời. “Tinh” cũng có nghĩa là “máu đỏ”. Chính vì thế, lá cờ có chi tiết một vòng tròn màu đỏ. “Kỳ” có nghĩa là cờ. Lá cờ Long Tinh Kỳ là hiện thân của người Việt, có nguồn gốc từ loài rồng. Do đó, Long Tinh Kỳ có thể được dịch là “cờ máu rồng” hoặc “cờ sao rồng”.

Ý nghĩa của màu sắc lá cờ Long Tinh Kỳ

Màu vàng là màu của kim loại quý, mang giá trị rất lớn. Đây cũng là màu sắc được dành riêng cho hoàng đế. Màu xanh là màu của các vị thần, nhưng nó cũng là màu của đại dương nơi rồng sinh sống. Trong khi đó, màu đỏ có rất nhiều ý nghĩa. Màu đỏ tượng trưng cho miền Nam Việt Nam, nó cũng tượng trưng cho tình thần chiến đấu vì độc lập dân tộc của người Việt. Nó cũng có ý nghĩa biểu tượng cho dòng máu mà người Việt Nam đã đổ cho đất nước của họ trong cuộc chiến chống lại sự xâm lược của giặc ngoại xâm.

Cờ Đại Nam từ thời Long Khánh (1885 – 1890)

Cờ Đại Nam từ thời Hoàng đế Đồng Khánh (1885 - 1990)
Cờ Đại Nam từ thời Hoàng đế Đồng Khánh (1885 – 1990)

Lá cờ vàng có chữ Đại Nam được viết bằng chữ Hán có từ thời hoàng đế Đồng Khánh. Từ năm 1885, người Pháp và Đồng Khánh cấm sử dụng cờ Long Tinh. Bởi họ cho rằng đây là một dấu hiệu của các cuộc cách mạng chống lại người Pháp. Đó là lý do tại sao “cờ Đại Nam” ra đời.

Đại Nam là tên của Việt Nam trong những năm 1839 và 1945. Có rất ít tài liệu nói về hoàng đế Đồng Khánh. Vị hoàng đế này đã khuất phục và phục thuộc vào người Pháp. Khi đăng cơ, Đồng Khánh đã cúi đầu trước đại sứ Pháp và tỏ lòng biết ơn vì được trao vương miện. Điều này đã hạ thấp giá trị của một vị Vua – người có quyền lực tối cao và được mệnh danh là con của Trời. Đồng thời, ông đã hợp tác với người Pháp và cho phép họ kiểm soát Việt Nam nhiều hơn nữa. Điều này khiến người dân Việt cảm thấy xấu hổ và không muốn nhắc quá nhiều về ông.

Cờ Long Tinh ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam (1920 – 1945) và cờ Đông Dương của Pháp cho miền Nam Việt Nam (1920 – 3/1945)

Cờ Long Tinh được sử dụng ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam  (1920 - 1945)
Cờ Long Tinh được sử dụng ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam (1920 – 1945)

Đến cuối thời Pháp thuộc, cờ Long Tinh lần đầu tiên được công nhận là quốc kỳ của Đại Nam. Mặc dù lá cờ Long Tinh này có cùng tên với cờ Long Tinh từ năm 1802 đến 1839 nhưng vẻ ngoài của lá cờ này hoàn toàn khác.

Khi người Nhật có ý định chiếm lãnh thổ Việt Nam từ tay Pháp, người Pháp đã phải cố gắng để duy trì ảnh hưởng tại Việt Nam. Vì lý do này, họ đã tăng sức mạnh của các vị vua Việt Nam để đàn áp các cuộc nổi dậy. Một trong những nhượng bộ quyền lực được thể hiện ở sự chấp thuận lá cờ Long Tĩnh dưới thời vua Bảo Đại – lá cờ vốn chỉ được sử dụng ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam.

Một lần nữa, chúng ta lại bắt gặp lá cờ nền vàng – màu sắc của hoàng đế và màu đỏ – biểu tượng của miền Nam Việt Nam. Mặc khác, Miền Nam sử dụng lá cờ Đông Dương của Pháp – lá cờ vốn chỉ được sử dụng cho các khu vực thuộc địa của Pháp ở Đông Dương. Đó là lý do tại sao lá cờ này không được công nhận là quốc kỳ.

 Miền Nam Việt Nam với lá cờ Đông Dương của Pháp
Miền Nam Việt Nam với lá cờ Đông Dương của Pháp

Cờ Quế Lý – quốc kỳ của Đế quốc Việt Nam (1945)

Cờ Quế Lý được sử dụng làm quốc kỳ của Đế quốc Việt Nam (9/3/1945 - 19/8/1945)
Cờ Quế Lý được sử dụng làm quốc kỳ của Đế quốc Việt Nam (9/3/1945 – 19/8/1945)

Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Pháp mất quyền kiểm soát Đông Dương vào tay người Nhật Bản. Vào ngày 9 tháng 3 năm 1945, người Nhật chính thức tiếp quản chính quyền Việt Nam và hứa với người Việt Nam sẽ trả lại chủ quyền cho họ.

Hoàng đế Bảo Đại đã thành lập một chính phủ mới dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Trần Trọng Kim vào ngày 17 tháng 4 năm 1945. Đất nước được đổi thành Đế quốc Việt Nam và quốc kỳ mới là cờ Quế Lý, ban đầu chỉ được dùng cho miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Miền Nam Việt Nam tiếp tục nằm dưới sự kiểm soát của người Nhật Bản. Chỉ 4 ngày sau khi đế quốc Nhật Bản đầu hàng quân Đồng Minh (14/8/2019), cờ Quế Lý đã trở thành quốc kỳ trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.

Tuy nhiên, sự hiện diện của lá cờ chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, vì 5 ngày sau, ngày 19 tháng 8 năm 1945, Trần Trọng Kim bị Việt Minh lật đổ dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh. Và cờ đỏ sao vàng đã được sử dụng thay cho cờ Quế Lý. Do đó, cờ Quế Lý tồn tại chỉ 5 tháng với tư cách là quốc kỳ, trong đó chỉ có 5 ngày là biểu tượng của toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Trong thời gian này, cờ Long Tinh là cờ hoàng gia và chỉ được treo ở Huế và nơi ở của hoàng đế. Thanh màu đỏ trên nền màu vàng đã được điều chỉnh theo quốc kỳ và được thu hẹp hơn.

Cờ Long Tinh

Từ đây bắt đầu giai đoạn bao gồm lá cờ đỏ sao vàng và lá cờ của miền Nam Việt Nam đã được giới thiệu ở trên.

Lời kết về lá cờ Việt Nam

Kể từ tháng 11 năm 1940, lá cờ vàng đỏ xuất hiện trong lịch sử Việt Nam. Lá cờ này đã đồng hành cùng Việt Minh trong suốt thời gian chiến tranh Việt Nam và gắn liền với Đảng Cộng Sản. Lá cờ nhắc nhở mọi người về những gì họ đã đánh đổi để có được độc lập dân tộc. Tuy nhiên, một số người Việt chống Cộng vẫn không công nhận nhà nước Việt Nam, cũng như lá cờ đỏ sao vàng. Họ vẫn sử dụng cho mình lá cờ ba sọc đỏ. Đây là lý do tại sao luôn có những cuộc đối đầu giữa cộng sản và những người chạy trốn ở nước ngoài. Tuy nhiên, cờ đỏ sao vàng hiện đang là lá cờ duy nhất ở Việt Nam, được dùng cho cả hai miền Nam, Bắc.

Ngoài thông tin trên, bạn có thể tìm hiểu thêm về giờ Việt Nam so với Đức và mã quốc gia Việt Nam.

Bewerte dieses Artikel
Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.